Tâm lý hợp lý hóa việc bản thân đi muộn bằng vô số lý do như tắc đường, xe bus không đến, v.v… nhưng lại phán đoán rằng đồng nghiệp là người lười biếng nếu họ đi muộn. Tâm lý cho rằng bản thân trượt bài kiểm tra là vì câu hỏi quá khó còn người khác trượt là do họ không học bài. Đây là tâm lý sai lầm mà chắc hẳn bất cứ ai cũng có thể mắc phải ít nhất một lần trong đời.
Như vậy, xu hướng đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài như hoàn cảnh không thể làm khác được cho hành động của bản thân, nhưng lại giải thích nguyên nhân cho hành động của người khác bằng những yếu tố bên trong như tính cách hoặc khuynh hướng, được gọi là “Thiên kiến người quan sát – người hành động” trong tâm lý học. Phương thức suy nghĩ khi bản thân là người hành động, và khi bản thân là người quan sát hành động của người khác, là khác nhau.
Để không bị rơi vào sai lầm như vậy, chúng ta cần phải nỗ lực để hiểu người khác. Vì chúng ta không ở trong hoàn cảnh của người khác và không biết 100% suy nghĩ của họ nên khi chúng ta tưởng rằng mình hiểu người đó thì cũng là lúc có sự hiểu lầm. Chính vì thế chúng ta cần phải bao dung hơn với người khác. Đặt mình vào lập trường của người khác thay vì làm một người quan sát, và lưu ý đến khả năng có nguyên nhân không lường trước được là phương pháp để giảm bớt “Thiên kiến người hành động – người quan sát”.