“Xin cảm ơn nhiều!”

Người cảm tạ thấy hạnh phúc. Cho nên cảm tạ là đức hạnh tất yếu trong gia đình hạnh phúc.

15,009 lượt xem

Nelson Mandela, là người bị kết án tù chung thân vì đấu tranh với phân biệt chủng tộc, ngồi tù suốt 27 năm rồi ra tù vào năm 1990. Người ta dự đoán rằng ông 70 tuổi sẽ xuất hiện trong hình ảnh thật già yếu. Tuy nhiên ông xuất hiện trên thế gian trong hình ảnh khỏe mạnh và hiên ngang nên làm nhiều người ngạc nhiên quá đỗi. Khi nhà báo hỏi bí quyết ấy thì Mandela trả lời như thế này.

“Ở trong nhà tù, tôi đã luôn cảm tạ lên Đức Chúa Trời. Tôi cảm tạ khi trông lên trời, cảm tạ khi nhìn xuống đất, cảm tạ khi uống nước, cảm tạ khi ăn cơm và cảm tạ thậm chí khi lao động cưỡng chế. Vì luôn cảm tạ nên tôi có thể giữ gì sức khỏe thế này.”

Một sinh viên đại học nữ, đã bị bỏng cấp độ 3 do tai nạn giao thông bất ngờ. Hình ảnh đẹp đẽ đầy sức sống đã biến mất và khi phát hiện bản thân mình được quấn toàn thân bằng băng thật chặt và không thể cử động ngón tay, thì cô ấy tuyệt vọng và tuyệt vọng đến nỗi muốn từ bỏ ý chí cuộc sống. Dù phẫu thuật hơn 30 lần và trị liệu nhưng không thể làm quay trở lại khuôn mặt đã bị tan chảy. Nhưng bây giờ cô ấy hạnh phúc tràn trề. Đây là câu chuyện của cô Lee Ji Seon, tác giả sách “Ji Son ơi, tôi yêu em.”

Cô ấy bị cháy hết thậm chí xương 8 ngón tay trừ ngón cái, nên sau khi phẫu thuật cắt đứt từng đốt ngón tay, cô đã tìm kiếm những điều phải cảm tạ. Cô cảm tạ có thể cầm đũa vì tay trái dài hơn một chút, cảm tạ vì có thể cầm đũa bằng sức lực của mình, cảm tạ vì có thể đóng cúc quần áo bệnh nhân và cảm tạ vì có thể lên xuống cầu thang… Cô tìm lại lý do cuộc sống bằng sự cảm tạ thế này và nói rằng “Cảm tạ là thói quen tạo nên kỳ tích.”

Họ chứng minh rằng tấm lòng cảm tạ dẫn dắt mình đến cùng sự sáng như thể dây thừng khi xuống dưới đáy cuộc sống. Dù không phải là trường hợp kịch tính, nhưng trong số những người biết cảm tạ nhiều, không có người bất hòa với người xung quanh hoặc cảm thấy mình bất hạnh. Trong gia đình đầy cảm tạ, không có việc xảy ra vấn đề thông hiểu.

Nếu là gia đình tin vào Đức Chúa Trời thì phải cảm tạ tràn đầy. Bởi vì ấy là ý muốn của Đức Chúa Trời.

Luyện tập để có tập quán tốt, là “cảm tạ”

1. Phải có việc đáng cảm tạ thì mới cảm tạ ư?

「Nếu con cái thanh thiếu niên phản kháng thì điều ấy có nghĩa rằng con cái không đi lang thang trên đường phố mà ở lại trong nhà, nếu có tiền thuế phải nộp thì điều ấy có nghĩa rằng mình có nơi công sở, nếu có nhiều thứ phải làm sạch sau buổi tiệc thì điều ấy có nghĩa rằng mình đã dành thời gian cùng với hàng xóm, (Tỉnh lược) nếu đã thức dậy do đồng hồ báo thức thì có nghĩa là mình đang sống.」

Bài viết trên đang được hưởng ứng lớn bởi các cư dân mạng với từ khóa “cảm tạ”. Giống như bài viết trên, chúng ta không nên chỉ cảm tạ khi có việc cảm tạ. Có nhiều người suy nghĩ rằng “Tôi cảm tạ vì có việc cảm tạ.” nhưng cảm tạ không nằm ở sự giàu có hoặc chuyện đặc biệt, mà nằm ở trạng thái tinh thần.

2. Suy nghĩ tích cực là đôi mắt phát hiện cảm tạ.

Người có suy nghĩ phê phán, nhiều bất mãn, tiêu cực thì không biết cảm tạ dầu có việc cảm tạ. Nếu bật đèn pin chiếu sáng vườn thì mới thấy được bông hoa và cây cối. Giống như vậy, chúng ta nên chiếu sáng với tấm lòng khẳng định thì thế gian mới trở nên sáng sủa và phát hiện được những điều đáng cảm tạ.

Nếu có tấm lòng khẳng định thì chúng ta có thể cảm tạ với việc nhỏ, và nếu sống trong khi cảm tạ thì trở nên hạnh phúc. Có thể nói rằng khẳng định, cảm tạ, và hạnh phúc đều được kết nối lẫn nhau. Nhìn trông một bông hoa hồng giống nhau mà có người bất mãn vì có gai, cũng có người cảm tạ vì hoa được nở trên cành gai. Ai là người hạnh phúc hơn? Khi thức dậy và đi làm vào buổi sáng thì có người nghĩ rằng “Hôm nay cũng thế, tôi lại đi làm ở công ty chán ghét.” và cũng có người cảm tạ vì có công ty mà mình có thể đi làm. Bước chân của ai vui sướng hơn? Dầu không nói ra, chúng ta vẫn có thể biết được.

3. Trên thế gian không có điều đương nhiên.

Cô Lee Ji Seon mà tôi đã đề cập ở phần đầu, đã cảm tạ sau khi nhận biết rằng kể cả một lông mày, kể cả một vành tai, kể cả một móng tay cũng đều chứa đựng ý nghĩa. Nếu nhìn xung quanh thì có nhiều việc đáng cảm tạ nhưng chúng ta vô tâm mà bỏ qua và cảm nhận rằng đó là điều đương nhiên, cho nên dễ đánh mất cơ hội cảm tạ.

Nếu nghĩ rằng hành động tử tế của người khác là điều đương nhiên thì chúng ta không sanh lòng cảm tạ. Khi đối xử với gia đình cũng vậy. Vợ coi việc chồng đi làm và kiếm tiền là điều đương nhiên, nên không cảm tạ. Chồng coi việc vợ làm việc nhà là điều mà vợ đáng phải làm, nên không biết cảm tạ. Con cái nghĩ rằng cha mẹ cho ăn, mặc, nộp học phí là nghĩa vụ của cha mẹ, nên không cảm tạ. Chúng ta không tìm kiếm được hạnh phúc trong gia đình như thế này, là điều đương nhiên.

4. Cảm tạ cũng có cấp bậc.

Bản thân việc cảm tạ cũng đẹp đẽ, nhưng có sự khác biệt của mức độ. Cảm tạ cấp bậc 1 là “Cảm tạ có điều kiện (if)”, tức là suy nghĩ rằng “Nếu việc ước muốn trở nên hiện thực thì tôi sẽ cảm tạ.” Cảm tạ cấp bậc 2 là “Cảm tạ có lý do (because)”, là khi điều gì mình mong muốn được ứng nghiệm mới cảm tạ. Cuối cùng, cảm tạ cấp bậc 3, là mức độ cao nhất là “Cảm tạ dầu vậy (in spite of)”. Đó là cảm tạ bất kể lý do hoặc điều kiện, và dầu có việc khó khăn và mệt nhọc xảy đến. Hầu hết những người gượng dậy bất chấp nghịch cảnh thông qua cảm tạ, đều thuộc vào cấp bậc này. Nếu đợi chờ cho đến khi tình huống trở nên tốt đẹp thì cơ hội cảm tạ có thể không đến mãi mãi. Khó để cảm tạ trong tình huống mệt nhọc và khó khăn, nhưng chúng ta càng có lợi lớn lao.

Cảm tạ là động từ chứ không phải là danh từ.

​ 「Chuông không phải là chuông cho đến khi ai đó rung. Bài ca không phải là bài ca cho đến khi ai đó hát. Tình yêu không phải là tình yêu cho đến khi biểu hiện. Phước lành không phải là phước lành cho đến khi cảm tạ. Việc gì đó trở nên phước lành bằng cách cảm tạ.」

Bài viết này có nghĩa rằng dù là bất cứ việc gì, nếu chúng ta hành động thì sự tồn tại ấy mới chiếu sự sáng. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng chỉ giữ tấm lòng biết ơn là đủ. Tuy nhiên, cảm tạ có ý nghĩa hơn nữa khi chúng ta biểu hiện. Chúng ta có thể tích lũy tình cảm và tin tưởng khi bày tỏ tấm lòng cảm tạ lẫn nhau hơn là tấm lòng cảm tạ chỉ ở lại tại một bên.

Nhiều khi chúng ta bỏ qua thái độ tử tế của gia đình vì nghĩ rằng “Nói ra thì mới biết được hay sao?”, mặc dù hay nói cảm ơn đối với thái độ tử tế nhỏ của người khác. Tại vì chúng ta nghĩ rằng gia đình mình luôn ở tại chỗ ấy dầu mình đối xử như thế nào chăng nữa. Chúng ta nhất thiết phải bày tỏ tấm lòng cho gia đình thông qua lời nói hoặc bài viết mỗi khi cảm thấy biết ơn. Khi biểu hiện cảm tạ sau khi cảm nhận thì chúng ta có thể giành được nhiều thứ hơn mình tưởng tượng. Nhất là không chỉ làm cho đối phương vui thích mà bản thân mình cũng cảm thấy vui thích. Hơn nữa, người nghe lời cảm ơn sẽ nỗ lực để làm nên nhiều việc cảm tạ hơn nữa, nên việc đáng cảm tạ dần dần nhiều hơn. Chính vì thế, người có lợi nhất trong việc cảm tạ chính là bản thân người cảm tạ.

Trong Kinh Thánh, Đavít luôn cảm tạ, cho nên đã nhận được nhiều phước lành và khen ngợi từ Đức Chúa Trời rằng là “Người vừa lòng Ta”. MC nổi tiếng ở Mỹ Oprah Winfrey đã nói rằng bí quyết thành công của cô nằm ở nhật ký cảm tạ. Cô ấy đã nhìn lại những việc đã xảy ra vào hôm đó và viết ra những điều cảm tạ trên vở mỗi ngày. Nội dung ấy không phải là điều đặc biệt nổi trội, mà là những việc nhỏ bé như việc nhìn lên bầu trời xanh tươi, việc ăn món ăn ngon, việc nhịn cơn giận v.v… Dầu viết nhật ký cá nhân cũng tốt, nhưng nếu cả gia đình viết trên một quyển vở thì ấy sẽ trở thành sân trường thông hiểu nhau và biết được tấm lòng của mọi người.

Gandhi đã nói rằng “Lượng cảm tạ chính là lượng hạnh phúc.” Cảm tạ tỷ lệ thuận với hạnh phúc, nên trong khi cảm tạ được tích lũy thì hạnh phúc cũng được tích lũy dần dần.

Sức mạnh tuyệt vời mà lòng cảm tạ có

​ Nếu cảm tạ thì có nhiều lợi ích, nhưng cũng có nhiều điều mất nữa. Đó là những thứ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe như stress, chứng trầm cảm, yếu sức, cô đơn, phẫn nộ, lòng tham, lo lắng v.v… Giáo sư Robert Emons, Đại học California, Mỹ đã chứng minh sự thật rằng “Loài người có thể sống khỏe mạnh và hạnh phúc bởi việc cảm tạ.” thông qua nghiên cứu trong vòng 10 năm. Một nhóm người viết 5 điều cảm tạ hàng ngày đã sống khỏe mạnh và suy nghĩ khẳng định, còn mức độ chứng trầm cảm và stress cũng thấp hơn so với nhóm khác.

Chứng trầm cảm có thể cướp đi mạng sống, mà thuốc điều trị chứng trầm cảm là cảm tạ. Cho nên không quá lời khi nói rằng cảm tạ có sức mạnh cứu sống người. Và người cảm tạ nhiều vào ngày thường có thể rèn luyện năng lực dễ dàng ức chế khi tức giận. Bởi vì cảm tạ không thể cùng tồn tại với tình cảm tiêu cực.

Nếu so sánh hình ảnh của mình với người khác thì sanh lòng tham, yếu sức, và phẫn nộ khi mình không thỏa mãn kỳ vọng, và sanh ra sự lo lắng vì điều ấy. Song, nếu sống cuộc sống thỏa mãn và cảm tạ hiện tại thì chúng ta có thể trở nên tự do từ những tình cảm xấu đến từ lòng tham.

Trong Talmud có lời chép rằng “Người khôn ngoan nhất trên thế gian là người học tập, còn người hạnh phúc nhất trên thế gian là người sống cảm tạ.” Ở phương Tây cũng có tục ngữ rằng “Hạnh phúc luôn vào trong qua cửa cảm tạ và ra ngoài qua cửa phàn nàn.” Nếu muốn hạnh phúc thì phải thực hiện cảm tạ. Chớ tiết kiệm biểu hiện cảm tạ đối với gia đình, người quý trọng nhất. Trong sự cảm tạ, không có chuyện “quá nhiều càng tệ”. Là tốt dù làm tràn đầy dư dật.