
Có nhiều phát minh và khám phá vĩ đại được tạo ra một cách bất ngờ. Ví dụ như tia X, penicillin, lò vi sóng, chủng ngừa, nylon, thủy tinh v.v… Việc đạt được những khám phá hoặc phát minh quan trọng trong một dịp tình cờ như thế hoặc trong khi làm thí nghiệm thất bại được gọi là “serendipity”. Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng bởi Horace Whirlpool, một tiểu thuyết gia người Anh sống ở thế kỷ 18, sau khi ông đọc câu chuyện cổ tích của Ba Tư có tựa đề là “Ba hoàng tử của Serendip”. Các hoàng tử trong câu chuyện đã chiến thắng mọi khó khăn nhờ vận may mà bản thân không ngờ tới, nên ý nghĩa của thuật ngữ đó xuất phát từ câu chuyện này. Tuy nhiên, may mắn không phải luôn đến với tất cả mọi người hoặc vào bất cứ lúc nào. Đối với những người không ngừng nỗ lực, dù 99 lần thất bại cũng không bỏ cuộc thì chắc sẽ đạt được thành quả sau khi thử làm “thêm lần nữa”. Hiroshi Miyana, tác giả của “Định luật Serendipity” nói rằng:
“Để biến sự may mắn ngẫu nhiên thành cái của bản thân, thì phải luôn suy tính tầm nhìn cho tương lai, đổi mới hiện thực và chuẩn bị cho những ngày sắp tới.”