Đại nhóm hiệp thánh Lễ Kèn Thổi, Đại Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm 2020
Vận động Thánh Linh được hoàn thành bởi tâm linh ăn năn
Lễ trọng thể mùa thu mà những người dân Siôn dùng lễ trọng thể lập giao ước, được bắt đầu vào ngày 18 tháng 9. Ngày này là Lễ Kèn Thổi, là ngày 1 tháng 7 thánh lịch. Từ ngày này cho đến Đại Lễ Chuộc Tội vào ngày 10 tháng 7; và Lễ Lều Tạm từ ngày 15 đến ngày 22 tháng 7 thánh lịch, các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời tại 175 quốc gia trên thế giới dâng thờ phượng trực tuyến hoặc hiện trường một cách tin kính lên Đức Chúa Trời tại nhà hoặc Hội Thánh tùy theo tình hình Covid-19 ở các nước.
“Hãy ăn năn, vì Nước Thiên Đàng đã đến gần!”
Đại nhóm hiệp thánh Lễ Kèn Thổi ~ Đại Lễ Chuộc Tội
- Khởi nguyên của Lễ Kèn Thổi và Đại Lễ Chuộc Tội
- Lễ Kèn Thổi là lễ trọng thể chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội. Sau khi ra khỏi xứ Êdíptô, Đức Chúa Trời gọi Môise lên núi Sinai và ban Mười Điều Răn nhưng vì trong khoảng thời gian ấy, dân Ysơraên rơi vào sự tôn kính hình tượng bò con vàng, nên Môise ném bảng đá Mười Điều Răn và làm bể. Dân sự sám hối tội lỗi, cất đồ trang sức, hết mình hối cải ăn năn, nên Đức Chúa Trời gọi lại Môise lên núi Sinai để nhận lấy lại Mười Điều Răn. Ngày Môise nhận lấy Mười Điều Răn lần thứ hai và xuống núi chính là Đại Lễ Chuộc Tội ngày 10 tháng 7 thánh lịch. Đại Lễ Chuộc Tội là ngày thầy tế lễ thượng phẩm một năm một lần đi vào nơi chí thánh; làm cho tinh sạch nơi thánh bởi huyết tế lễ chuộc tội, và có nghi thức đặt tay trên đầu con dê Axasên, xưng trên nó mọi tội lỗi của dân sự, và thả nó ra nơi hoang địa. Lễ Kèn Thổi là ngày thổi kèn vào ngày 1 tháng 7 thánh lịch – 10 ngày trước Đại Lễ Chuộc Tội, để thúc giục ăn năn của dân sự; vào thời đại Tân Ước, các thánh đồ dâng lễ thờ phượng tuần lễ cầu nguyện sớm tối suốt 10 ngày từ ngày này cho đến Đại Lễ Chuộc Tội.
Vào Lễ Kèn Thổi năm nay, là ngày 18 tháng 9, thông qua giảng đạo trực tuyến, Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol đánh thức cho biết sự thật rằng Lễ Kèn Thổi là lễ trọng thể sắm sẵn cho Đại Lễ Chuộc Tội, và ý nghĩa chủ yếu là ăn năn. Loài người đã rơi vào sự cám dỗ của Satan, phạm tội ở trên trời và xuống đất này, khi ăn năn tội lỗi và vâng phục mọi lời phán của Đức Chúa Trời thì mới được trở về Nước Thiên Đàng. Khi đến thế gian này, Đấng Christ thúc giục ăn năn trước nhất, và lập giao ước mới bởi bánh và rượu nho tượng trưng cho thịt và huyết của Ngài trong lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua, ban sự tha tội cho những người ăn năn, và mở con đường đi vào Nước Thiên Đàng. Và tại nơi giữ lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua, Ngài ban điều răn mới rằng “Các ngươi hãy yêu nhau, cũng như Ta đã yêu các ngươi.” Giao ước mới, tức là điều răn mới là hy sinh và tình yêu thương của Đấng Christ. Mục sư Kim Joo Cheol dặn dò rằng “Dù là kể từ hôm nay, hãy rao truyền và thực tiễn tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong khi nghĩ đến Đấng Christ, là Đấng chịu đựng nỗi đau, cực khổ, sỉ nhục, khinh miệt trên thập tự giá để cứu rỗi chúng ta, là tội nhân.” (Lêvi Ký 23:23-25, Êxêchiên 18:30-32, Thi Thiên 7:12, Êsai 14:12-15, Êxêchiên 28:11-18, Luca 5:32, I Giăng 3:4-8, Mác 1:15, Luca 22:7-20, Mathiơ 20:26-28, Êsai 53, Giăng 13:34-35, Rôma 8:35-39, 12:10-21, 13:10, I Côrinhtô 13:1-3, 16:14, I Giăng 4:11-21).
Từ ngày này, các thánh đồ gắng sức cầu nguyện sớm tối suốt 10 ngày, xưng tội và ăn năn tội lỗi trong quá khứ. Họ đón Đại Lễ Chuộc Tội vào ngày 27 tháng 9 sau khi kết thúc tuần lễ cầu nguyện. Vào buổi sáng, Mẹ trên trời cùng một số thánh đồ dâng thờ phượng hiện trường theo phương châm phòng dịch của chính phủ tại Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo, còn các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên khắp thế giới tham dự lễ thờ phượng trực tuyến tại nhà và Hội Thánh.
Ngày này, Mẹ dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời Cha, là Đấng ban ân huệ của chuộc tội và ăn năn thông qua Đại Lễ Chuộc Tội, và cầu khẩn hầu cho “tội lỗi đỏ hơn hồng điều, đen hơn mực” mà các con cái đã phạm ở trên trời và dưới đất được rửa trắng như tuyết. Mẹ cầu nguyện hầu cho các con cái đã ăn năn và nhận biết hy sinh của Đức Chúa Trời – Đấng chuộc tội, thì sống tin kính và chí thánh hơn, rao truyền Tin Lành của sự sống cho những người không có sự trông mong, để đều được tránh khỏi tai vạ và được đi vào Nước Thiên Đàng mà không thiếu một linh hồn nào. Khi kết thúc lễ thờ phượng buổi chiều thì Ngài cũng làm tỉnh thức sự thật rằng “Khi ăn năn thì Nước Thiên Đàng đến gần.” và phán rằng hãy siêng năng rao truyền Tin Lành cho những người không nơi nương tựa vì mọi kế hoạch bị tiêu tan và không biết tương lai, và hãy cứu rỗi dù chỉ là một linh hồn.
Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol giảng đạo về ý nghĩa của Đại Lễ Chuộc Tội, nguyên lý của sự tha tội, và ý nghĩa chân thật của sự ăn năn. Vào thời đại Cựu Ước, khi dân sự phạm tội vào ngày thường thì họ đem thú vật đến nơi thánh và dâng làm của lễ chuộc tội. Bởi đó, tội lỗi của dân sự chuyển đến nơi thánh, và vào Đại Lễ Chuộc Tội – ngày thầy tế lễ thượng phẩm một năm một lần đi vào nơi chí thánh để chuộc tội thì đặt tay trên đầu con dê Axasên, xưng trên nó mọi tội lỗi và bất nghĩa của dân sự, và thả nó ra nơi hoang địa thì nó đi lang thang trên đồng vắng và đói chết; mọi tội lỗi bị tiêu diệt như thế này. Luật lệ thể này là mô hình cho thấy rằng nếu chúng ta phạm tội vào ngày thường thì Đấng Christ – thật thể của của lễ chuộc tội và nơi thánh sẽ đảm đương tội lỗi ấy, và chuyển cho ma quỉ Satan, là chủ cũ, thông qua luật lệ của Đại Lễ Chuộc Tội, còn Satan gánh mọi tội lỗi ấy và đi vào nơi vực sâu. Đấng Christ đến thế gian này, kêu lên trước nhất rằng “Hãy ăn năn, vì Nước Thiên Đàng đã đến gần!” Mục sư Kim Joo Cheol nhấn mạnh rằng “Loài người đã phạm tội ở trên trời và xuống đất này. Sự chúng ta trở về cùng Cha Mẹ phần hồn chính là sự ăn năn, và khi vâng phục lời của Đức Chúa Trời, tức là Tin Lành của giao ước mới thì chúng ta mới có thể ăn năn trọn vẹn và được trở về cùng Đức Chúa Trời. Vì Nước Thiên Đàng được ban cho đối với những người giữ mọi luật lệ, luật pháp và phép đạo của Đức Chúa Trời, cho nên hãy rao truyền Tin Lành giao ước mới tới xứ Samari, cho đến cùng trái đất để hoàn thành lịch sử của ăn năn đẹp lòng Đức Chúa Trời.” (Sôphôni 3:18-19, Lêvi Ký 16:5-10, Giêrêmi 17:12, Giăng 1:29, Êsai 53, I Giăng 1:8-10, Luca 15, II Sử Ký 30:1-9, Malachi 3:7-10, II Têsalônica 1:7-10).
Nước sự sống ra từ Giêrusalem
Đại nhóm hiệp thánh Lễ Lều Tạm ~ Ngày sau cùng Đại hội
- Khởi nguyên của Lễ Lều Tạm
- Lễ Lều Tạm bắt nguồn từ lịch sử Môise xây dựng đền tạm để bảo quản hai bảng đá Mười Điều Răn mà Môise đã nhận lấy từ Đức Chúa Trời. Lịch sử dân sự tình nguyện dâng hiến nguyên liệu dựng nên đền tạm, và lịch sử dân Ysơraên thu gom các loại nhánh cây mà dựng nên lều tạm và ở lại trong đó một cách vui mừng, là những lời tiên tri được ứng nghiệm bởi sự tìm và nhóm anh em chị em trên trời, là nguyên liệu đền thờ Giêrusalem trên trời vào ngày nay. Lễ Lều Tạm là lễ trọng thể được hứa ban nước sự sống, tức là phước lành của Thánh Linh. 2000 năm trước Đức Chúa Jêsus đã hứa ban phước lành của nước sự sống vào Lễ Lều Tạm; và đấng tiên tri Xachari cũng tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ cho mưa xuống trên những người giữ Lễ Lều Tạm, còn những người không giữ thì sẽ bị tai nạn (Xachari chương 14, Giăng chương 7).
Vào ngày 2 tháng 10, Đại nhóm hiệp thánh Lễ Lều Tạm đã được tổ chức. Lễ Lều Tạm là lễ trọng thể thứ bảy cuối cùng giữa 3 kỳ 7 lễ trọng thể. Vào ngày này, mục sư Kim Joo Cheol giảng đạo về khởi nguyên và ý nghĩa của Lễ Lều Tạm. Hơn nữa, mục sư thúc giục rằng “Vào thời đại trên đồng vắng, tình huống trong mỗi khoảnh khắc là thử thách đối với dân Ysơraên, và người nào thắng lợi thử thách thì đã được phước. Giống như vậy, chúng ta cũng hãy khắc phục thử thách đến trong khắp thế gian vào thời đại này bằng cách làm theo lời của Đức Chúa Trời, và tiến hành đại hội truyền đạo Lễ Lều Tạm một cách ân huệ hơn nữa để sống cuộc đời rao truyền Tin Lành trong bất cứ tình huống nào.” (Lêvi Ký 23:33-36, Xuất Êdíptô 35-36, Nêhêmi 8:13-18, Giêrêmi 5:14, Êphêsô 2:19-22, II Timôthê 4:1-5, I Têsalônica 2:3-4, Khải Huyền 3:10-13, Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:1-3, 28:1-6, Luca 21:34-36, Giăng 13:7, Mathiơ 4:1-11, 24:3-14).
Mẹ cầu khẩn lên Cha hầu cho ban xuống Thánh Linh mưa cuối mùa một cách dư dật trên mọi người nhà Siôn, là những người giữ Lễ Lều Tạm. Và Mẹ mong muốn các thánh đồ đã nhận Thánh Linh thì trở thành trụ ở đền thờ trên trời, sống vì vinh hiển của Đức Chúa Trời, rao truyền một cách rộng rãi cho những người đau đớn do tai vạ rằng có Đức Chúa Trời ngụ tại Siôn, là nơi giữ lễ trọng thể, và dẫn dắt nhiều người về sự công bình. Sau lễ thờ phượng, Mẹ tiếc thương về thế gian khi mà tình yêu thương bị nguội và bị cô lập ngay cả trong gia đình do tình hình Covid-19, và giáo huấn rằng “Vì tình yêu thương là trọng hơn cả, nên càng là thời kỳ như vậy thì chúng ta hãy càng gắng sức trong việc chia sẻ tình yêu thương cho gia đình và hàng xóm, và cứu rỗi thêm hơn dù là một linh hồn.”
Vâng theo lời phán rằng hãy siêng năng cầu khẩn sớm tối để nhận lấy Thánh Linh mưa cuối mùa một cách dư dật, các thánh đồ dốc sức cầu nguyện, dò xem lời và truyền đạo trong thời kỳ Đại hội truyền đạo Lễ Lều Tạm được tiến hành trong 7 ngày kể từ buổi tối ngày này. Vào ngày 9 (ngày 22 tháng 7 thánh lịch), là Ngày sau cùng Đại hội sau khi kết thúc Đại hội truyền đạo, Mẹ cầu nguyện lên Cha, xin Ngài ban xuống Thánh Linh mưa cuối mùa như thác nước cho các con cái, là những người khẩn thiết cầu xin Thánh Linh trong thời gian qua. Ngài cầu khẩn hầu cho tình hình corona nhanh chóng kết thúc, và mong các thánh đồ chia sẻ nước sự sống cho những người khát phần linh hồn trong khi trải qua sự hỗn loạn do dịch bệnh, và cho họ tránh khỏi tai vạ và chia sẻ sự cứu rỗi của Nước Thiên Đàng.
Vào ngày này, đặc biệt giảng đạo trực tuyến được chiếu đồng nhất ở mọi Hội Thánh của Đức Chúa Trời và tại nhà của các thánh đồ khắp thế giới, và thêm ân huệ hơn nữa. Trong giảng đạo buổi sáng, mục sư Kim Joo Cheol nhấn mạnh ý nghĩa của Lễ Lều Tạm một lần nữa, và làm chứng rằng Đấng ban nước sự sống chỉ là Đức Chúa Trời, và Thánh Linh và Vợ Mới ban nước sự sống vào thời đại cuối cùng, chính là Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ chúng ta. Hơn nữa, mục sư cho biết rằng Lễ Lều Tạm, nơi thánh và nước sự sống có mối liên quan sâu sắc; người giữ Lễ Lều Tạm cũng như người tiếp nhận Mẹ Giêrusalem là thật thể của nơi chí thánh, mới có thể nhận phước lành của nước sự sống (Êsai 55:1-3, Giăng 7:2, 14, 37-39, Khải Huyền 21:5, 22:17, Xachari 14:16-19, Êxêchiên 47:1-12, Xachari 14:7-8, Galati 4:26, Êsai 66:10-14, Khải Huyền 21:9-16, I Các Vua 6:14-20).
Trong giờ giảng đạo buổi chiều, Mẹ đích thân giáo huấn bởi lời nước sự sống. Mẹ nhắc nhở lời đã được phán rằng “Điều Ta đã rao ra, Ta sẽ làm hoàn thành.” và làm tỉnh thức rằng vì lời của Đức Chúa Trời nhất định được ứng nghiệm nên theo lời Ngài mà Tin Lành đang được truyền bá trên khắp thế giới, và các thánh đồ – những người nhận Thánh Linh, phải gắng sức trong vận động Thánh Linh hơn nữa. Đức Chúa Trời Cha đã sơ lâm và tái lâm để cứu rỗi loài người, và chiếu sự sáng lẽ thật giao ước mới cho loài người. Vào thời đại có nhiều tai vạ, việc cứu rỗi các linh hồn đáng thương và hầu cho họ thoát khỏi tai vạ, là công việc của Đức Chúa Trời, và là vận động Thánh Linh mà chúng ta phải làm. Mẹ phán rằng “Người giữ Lễ Lều Tạm, người kính sợ danh Đức Chúa Trời và vâng phục lời của Ngài sẽ tránh khỏi tai vạ, và được nhận phước lành của sự sống đời đời và sự cứu rỗi. Hãy chia sẻ lẽ thật của sự sống này cho muôn dân đang bị đau đớn do tai vạ.” Mẹ còn đề cập đến đức tin của Nôê, Ápraham và Giacốp, là những người tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời và vâng phục, rồi dặn dò rằng các con cái cũng hãy tin và làm theo lời hứa, cứu rỗi nhiều linh hồn, và trở thành “thầy tế lễ nhà vua” sẽ thị sát thế giới ngôi sao vũ trụ, Nước Thiên Đàng vĩnh cửu (Êsai 45:23, 14:24, 46:11, 60:1-15, Mathiơ 28:18-20, Xachari 8:20, Sáng Thế Ký 6, 12, Mathiơ 24:37-44, Malachi 4:1, Thi Thiên 91:7, I Têsalônica 4:16-17).
Nước sự sống chảy ra từ Giêrusalem không ngừng chảy đến phương Đông và phương Tây trong suốt bốn mùa và làm cho sống lại cả thế giới. Năm 2020, ngay cả trong tình huống đột biến do đại dịch Covid-19, Đức Chúa Trời – Đấng thương xót loài người, đã mở rộng cánh cửa Tin Lành. Các thánh đồ cũng tin chắc rằng Tin Lành thế giới mà Đức Chúa Trời đã hứa, nhất định sẽ được làm hoàn thành, và nhờ cậy Thánh Linh mà chia sẻ lời bằng nhiều phương pháp đa dạng; vận động Thánh Linh sẽ được tiến hành mạnh mẽ hơn nữa.