Kinh Thánh ngày nay đã được hình thành bằng cách nào? Và một số người chủ trương rằng ngoài 66 quyển Kinh Thánh ra, còn có sách khác nữa. Có thật vậy không?
Kinh Thánh mà hiện nay chúng ta đang xem đã được đóng lại bởi tổng cộng 66 quyển: 39 quyển Cựu Ước và 27 quyển Tân Ước. Gọi toàn bộ sách này là Chính Kinh (Canon). Canon là từ đã được phát sinh từ tiếng Hêbơrơ mang nghĩa “cây sậy” (cane). Do cây sậy đã thường xuyên được sử dụng để làm thước đo trong các loại việc, nên dần dần được sử dụng với ý nghĩa “tiêu chuẩn, thước đo”, và theo ý nghĩa này, về sau, từ này đã được dùng để chỉ ra 66 quyển sách Kinh Thánh (Chính Kinh), là tiêu chuẩn của tín ngưỡng. (Lời mở đầu Cựu Ước I, R.K. Harrison, trang 327-328).
Ngoại Kinh là những văn bản không được thuộc vào Chính Kinh, tức là không được thuộc vào Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hêbơrơ. Từ bây giờ, hãy tìm hiểu về cấu tạo của Kinh Thánh và ý nghĩa của Chính Kinh cùng Ngoại Kinh.
Kinh Thánh được ghi chép bởi sự cảm động của Đức Thánh Linh
Kinh Thánh là sách đã được ghi chép bởi nhiều tác giả trải qua khoảng 1600 năm trời từ Kinh Thánh Cựu Ước mà Môise đã ghi chép trước tiên nhất, cho đến Khải Huyền mà sứ đồ Giăng đã ghi chép sau cùng. Số lượng tác giả đạt đến hàng chục người. Thân phận của họ cũng rất đa dạng, có người là vua như Đavít, lại cũng có người xuất thân là người chăn chiên như Amốt v.v…
Dầu 66 quyển sách Kinh Thánh Tân Cựu Ước đã được ghi chép trong tình huống khác và thời đại khác nhau, nhưng đều được cấu thành bởi những chủ đề nhất quán và với những nội dung không mâu thuẫn lẫn nhau. Đó là bởi nguyên tác của Kinh Thánh là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã làm cho mỗi tác giả được cảm động bởi Đức Thánh Linh để ghi chép Kinh Thánh – là ghi chép duy nhất trên trái đất này có chứa đựng lời của Đức Chúa Trời, là Đấng toàn năng toàn tri. Cũng có những người chủ trương rằng Kinh Thánh đã được viết ra bởi sự khôn ngoan của loài người, nhưng sự văn bản được ghi chép bởi hàng chục đấng tiên tri chênh lệch thời đại lâu dài đằng đẵng, mà lại có thể duy trì tính nhất quán và tính thống nhất, là một việc bất khả thi. Sự thật này cho biết rằng dầu vô số đấng tiên tri đã viết thay, nhưng Đấng làm cho họ ghi chép Kinh Thánh là Đức Chúa Trời (II Timôthê 3:16-17, II Phierơ 1:20-21).
Kinh Thánh Cựu Ước
Được biết rằng 39 quyển Kinh Thánh Cựu Ước được công nhận là Chính Kinh, là những sách đã được biên tập vào khoảng thế kỷ thứ 5 TCN, là thời đại Êxơra. Và thông qua ghi chép, có thể biết được rằng những sách đó đã được sử dụng làm Chính Kinh của người Hêbơrơ vào khoảng thế kỷ thứ 1.
Đích thân Đức Chúa Jêsus đã làm chứng về quyền uy của Kinh Thánh Cựu Ước. Đức Chúa Jêsus đã dẫn dụng vô số lời trong Kinh Thánh Cựu Ước, và cho biết rằng đó là lời của Đức Chúa Trời.
Vậy thì, liệu nội dung Kinh Thánh có bị biến chất trong khi trải qua thời gian dài hay chăng? Kinh Thánh Cựu Ước được làm thành nhiều quyển bản sao và được bảo tồn bởi các thầy thông giáo chuyên môn. Tính chính xác của việc làm bản sao đã được làm sáng tỏ thông qua kết quả đối chiếu của các bản sao khác thời đại. Tiền lệ tiêu biểu là bản sao Masorah và bản sao Qumran. Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hêbơrơ đã được chế tác và bảo lưu bởi trường phái Masorah, đóng vai trò thay cho thầy thông giáo, và bản sao lâu đời nhất trong đó, tức là bản sao Masorah, đã được ghi chép vào độ năm 900 SCN. Bản sao Qumran là cuộn Kinh Thánh được ghi chép vào khoảng 1000 năm trước, là độ thế kỷ thứ 1 TCN. Bản sao này đã được phát hiện ra tại hang Qumran gần Biển Chết vào năm 1947, nên được gọi là bản sao Qumran. Kết quả so sánh hai bản sao này, hầu như không có một chênh lệch nào cả. Điều này vừa cho thấy rằng quá trình làm bản sao đã được tiến hành thật tinh xảo, và vừa là một tiền lệ tốt loại bỏ một cách mạnh mẽ khả năng Kinh Thánh có thể bị biến chất.
Josephus, nhà lịch sử người Do Thái, đã miêu tả về tấm lòng tin kính của người Do Thái và báo trước rằng nội dung của Kinh Thánh tuyệt đối không bị biến chất, và nó đã được bảo tồn như bản gốc, bởi lời nói rằng “Không ai dám xóa bỏ hoặc thay đổi dù chỉ là một âm tiết của Kinh Thánh. Người Do Thái đã coi Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời.” Khi làm bản sao, các thầy thông giáo đã đếm từng chữ cái một để kiểm tra số lượng của chữ cái có chính xác hay không, cho khỏi bỏ sót dù chỉ là một nét chữ, rồi thầy thông giáo khác kiểm thảo lại và rất nỗ lực để duy trì bản gốc.
Kinh Thánh Tân Ước
Biên soạn Kinh Thánh Tân Ước được thực hiện bởi Hội Thánh Sơ Khai. Các sứ đồ, là những người đã mục kích cuộc đời và phục sinh của Đức Chúa Trời Jêsus, qua đời dần, nên tầm quan trọng của việc bảo tồn và ghi chép công việc của Đức Chúa Jêsus được đòi hỏi một cách khẩn thiết. Với kết quả đó, sách Tin Lành bắt đầu được ghi chép bởi các sứ đồ. Sách Tin Lành và sách thư tín mà các sứ đồ đã ghi chép vào đương thời đại ấy, được làm bản sao và được đọc vào mỗi lễ thờ phượng tại Hội Thánh Sơ Khai, rồi chúng đã được biên tập thành Kinh Thánh Tân Ước.
Kinh Thánh Tân Ước được cấu thành bởi những thư tín mang tính giáo huấn giúp lập trọng tâm của tín ngưỡng cho các thánh đồ, trừ 4 sách Tin Lành ghi chép công việc của Đức Chúa Jêsus, Công Vụ Các Sứ Đồ ghi chép công việc của các sứ đồ, và Khải Huyền ghi chép nội dung mà sứ đồ Giăng nhận sự mặc thị của Đức Chúa Jêsus. Mọi sách này đã được công nhận là Kinh Thánh bởi Hội Thánh Sơ Khai, là những người đã học theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ.
Ngoại Kinh
Như từ ngữ cho biết, Ngoại Kinh là những sách ngoài Chính Kinh. Ngoại Kinh thông thường chỉ ra 15 quyển sách đã được ghi chép vào thời đại sau đấng tiên tri Malachi vào năm 400 TCN cho đến khi Đức Chúa Jêsus đến thế gian. Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hêbơrơ vốn không có Ngoại Kinh, mà sau này, khi Kinh Thánh Cựu Ước được phiên dịch sang tiếng Hy Lạp (tại vì gần 70 người đã tham gia phiên dịch nên bản phiên dịch này được gọi là “Bản Bảy Mươi”) thì được thêm vào.
Chuẩn mực đạo đức của Ngoại Kinh thấp và không chỉ mang đến mâu thuẫn về giáo lý mà còn chưa bao giờ được chọn làm Chính Kinh trong truyền thống Hêbơrơ quá khứ. Nó cũng được gọi là Kinh Ngụy Tác (Giả Kinh) vì đã bị cho là không có giá trị chân thật. Đức Chúa Jêsus cũng không bao giờ dẫn dụng Ngoại Kinh mà giảng đạo.
Còn Giáo hội công giáo La Mã đã lựa chọn Ngoại Kinh. Là một trong những giám mục vào độ thế kỷ 4 SCN, Jerome đã phiên dịch Kinh Thánh sang tiếng Latinh, sau đó cùng phiên dịch Ngoại Kinh làm phụ lục, và bởi việc này họ bắt đầu sử dụng Ngoại Kinh. Vì những nhà cải cách tôn giáo phản đối Ngoại Kinh, nên Thiên Chúa giáo đã mở Công đồng Trent (Công đồng tôn giáo đã được tiến hành 3 lần trong vòng 18 năm từ năm 1545 đến năm 1563 tại Trent, Ý) và quyết định cho Ngoại Kinh được bao gồm trong Kinh Thánh. Tuy nhiên trong đó đã có một biến hóa, đó là họ đã loại bỏ 3 quyển trong 15 quyển ấy khỏi vị trí của Chính Kinh. 3 quyển sách đã bị loại khỏi tại Công đồng Trent, là “I và II Esdras” và “Cầu nguyện của Manase”. Đến bây giờ, Giáo hội công giáo vẫn cho 12 quyển của Ngoại Kinh được bao gồm trong Kinh Thánh.
Vậy thì, lý do Giáo hội công giáo La Mã chủ trương Ngoại Kinh là Kinh Thánh một cách muộn màng là gì? Đó là vì họ giải thích đơn phương về một phần của Ngoại Kinh để hợp lý hóa một phần của giáo lý Giáo hội công giáo La Mã.
Nhà thờ Catholic có nhiều giáo lý không căn cứ vào Chính Kinh. Ngoại Kinh có chứa đựng những nội dung ủng hộ một số giáo lý ấy.
Thứ hai, để làm hư tính tuyệt đối của Kinh Thánh, phản đối cải cách tôn giáo nhấn mạnh tín ngưỡng trọng tâm vào Kinh Thánh.
Hành vi thêm Ngoại Kinh vào Kinh Thánh là mưu kế gian xảo dung nạp sự dạy dỗ và chủ trương khác với Kinh Thánh, và đặt những sự dạy dỗ ấy nằm ở vị trí đồng đẳng với sự dạy dỗ của Kinh Thánh theo sự cần thiết. Song, dầu là giáo lý có vẻ hợp lý, nhưng nếu theo sự dạy dỗ không được ghi chép trong Kinh Thánh thì tuyệt đối không thể nhận được sự cứu rỗi.
Đức Chúa Trời đã ban Kinh Thánh vì sự cứu rỗi của chúng ta. Chính vì thế, nếu là thánh đồ thật sự mong muốn sự cứu rỗi thì phải nhận biết ý muốn của Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi bằng cách dò xem chi tiết lời Kinh Thánh, là sách được ghi chép bởi sự cảm động của Đức Thánh Linh, hơn là không phân biệt mà theo đuổi sự dạy dỗ không có trong Kinh Thánh.
“Nhưng nếu có ai… truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin lành đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị anathem!” Galati 1:6-8
“Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách nầy: nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Ðức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách nầy. Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Ðức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy.” Khải Huyền 22:18-19
※ Mục lục Ngoại Kinh: I và II Esdra, Tôbia, Giuđít, Étte, Khôn Ngoan, Huấn Ca, Barúc, Thư của Giêrêmi, Cầu nguyện của Azariah và bài ca của 3 người trẻ, Susanna, Bel và con rồng, Cầu nguyện của Manase, I và II Macabê, tổng cộng 15 quyển. Đại bộ phận Ngoại Kinh được biên tập sang tiếng Anh, coi sách “Cầu nguyện của Giêrêmi” là chương cuối cùng của sách “Barúc” và gộp 2 quyển thành một, trong trường hợp này, Ngoại Kinh tổng cộng là 14 quyển.