WATV.org is provided in English. Would you like to change to English?

Tuổi thọ được nhận từ cha mẹ

2083 Xem

Trước thềm xã hội lão hóa dân số, ở trong Hàn Quốc cũng có nhiều tin tức về “cuộc sống khỏe mạnh”. Đã được truyền về bí quyết kéo dài tuổi thọ của những người đã sống hơn 120 tuổi nên được ghi tên vào sách kỷ lục Guinness, và được giới thiệu một cách chi tiết về các ngôi làng trường thọ khắp thế giới và thói quen sinh hoạt của người dân các ngôi làng đó. Mấy ngày trước, nội dung về một con chó lâu đời nhất Nhật Bản đã chết lúc 26 tuổi trở thành đề tài nóng được đăng lên báo nước ngoài.

Lý do mà câu chuyện ai đó đã sống lâu hơn so với người khác thu hút được sự quan tâm của thế gian là gì? Ấy chính là vì nhu cầu chung của loài người mong muốn sống lâu dài bất kể Đông Tây kim cổ. Cho đến tận ngày nay là lúc đạt được sự phát triển của văn minh chói lòa, lĩnh vực thần bí mà khoa học cũng không giải quyết được là “sự sống”.

Bất cứ ai cũng có thể cảm nhận về sự sống nhưng thật khó định nghĩa về điều này. Sự sống là thuộc tính chung của sinh vật sống và thường được định nghĩa thành nhiều đặc trưng như sự trao đổi chất1, sự tái sinh và trưởng thành nhưng vẫn khó định nghĩa đầy đủ về mặt khoa học. Bởi vì thật khó quy định một cách rõ ràng về hiện tượng sự sống mà nhiều lĩnh vực trong khoa học như sinh lý học, vật lý học, sinh hoá học, sinh học phân tử v.v… được kết hợp nhau. Cho nên từ điển bình thường đã định nghĩa phụ về ý nghĩa của sự sống rằng “Thời gian từ khi sanh ra cho đến khi chết.” Bởi vì cuộc sống có sự bắt đầu và kết thúc, tức là “tính giới hạn” là đặc tính rõ ràng nhất của sự sống.

1) Sự trao đổi chất: Nói về tất cả mọi phản ứng hóa học diễn ra trong một sinh vật, và bao gồm mọi tác động như tiêu hóa, hô hấp và quang hợp v.v…

Vậy thì giới hạn của sự sống được quyết định như thế nào? Được biết rằng tất thảy động vật đều có giới hạn của sự sống vốn có tùy theo chủng loại. Tuổi thọ của thiêu thân ngắn nhất trong các côn trùng. Con thiêu thân lên thành trùng và sống mấy tiếng hoặc mấy ngày. Con chuột Hamster sống 2 năm, con chó sống 12 năm đến 16 năm, con bò sống 20 năm, con voi sống 60 năm đến 70 năm và con rùa sống hơn 200 năm. Lý do tuổi thọ mọi động vật đều khác nhau tùy theo chủng loại dù sống trong hoàn cảnh và điều kiện sinh thái giống nhau là vì có sự khác biệt tính di truyền mà quyết định tuổi thọ vốn có giữa chủng loại. Theo như tục ngữ rằng “Gieo nhân nào gặt quả ấy.”, sự di truyền là hiện tượng con cháu giống cha mẹ.

Con cái được sanh ra với hình ảnh giống cha mẹ là sự thật rất đương nhiên đến nỗi được phân loại vào thường thức, nhưng bí mật ấy nằm trong ADN tồn tại trong tế bào là điều được làm sáng tỏ không lâu. Gen nhân tố chi phối tính trạng 2 sinh vật học của cha mẹ được truyền cho thế hệ sau thông qua tế bào sinh sản (tinh trùng hoặc trứng). Vì các động vật cũng được thừa kế gen từ cha mẹ nên con mèo không thể sanh ra con chó và con bò không thể sanh ra con ngựa con. Con cái được thừa kế nhiều loại gen từ ngoại hình như chiều cao, màu da, mái tóc cho đến tính cách và bệnh tật. Tuổi thọ cũng chịu ảnh hưởng từ gen mà cha mẹ ban cho nên dù con chó sống lâu đến đâu chăng nữa, thì cũng không đạt được mức tuổi thọ của con người.

2) Tính trạng: Hình dánh hoặc tính chất của sinh vật được hình thành bởi gen được truyền từ cha mẹ đến con cháu. Chẳng hạn như, màu mắt và năng lực học tập thuộc vào tính trạng.

Khi Dự án bản đồ gen người3 làm sáng tỏ chi tiết về thông tin gen người được tiến hành thì các nhà khoa học suy nghĩ rằng tuổi thọ của cá nhân cũng được vẽ trên bản đồ gen của chính họ. Cho đến mấy chục năm trước, sự rằng tuổi thọ của con người được quyết định bởi 80% thói quen sinh hoạt và 20% gen, đã là suy nghĩ chung. Tuy nhiên từ năm 1990, tràn ngập các kết quả nghiên cứu rằng có gen tuổi thọ ảnh hưởng đến trường thọ, nên tầm quan trọng của cấu trúc gen bắt đầu được nổi bật.

3) Dự án bản đồ gene người: Bộ gen (genome) là từ ghép của gen (gene) và nhiễm sắc thể (chromosome), có nghĩa là tập hợp chứa đựng toàn bộ thông tin di truyền. Dự án bản đồ gene người là dự án khoa học đa quốc gia dạng siêu lớn, làm sáng tỏ 3 tỷ trình tự ADN mà cấu thành ADN của con người, và tạo ra bản đồ gen của con người bằng cách xác định các gen trong ADN. Dự án này được bắt đầu vào năm 1990 và hoàn thành vào năm 2003, nhưng phần lớn bản đồ gen vẫn còn trống. Một ngày nào đó, nếu khoảng trống trong bản đồ gen được lấp đầy, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc xác định nguyên nhân gây bệnh, và ngăn ngừa hoặc điều trị các rối loạn di truyền.

Gần đây, một thí nghiệm đã được công bố rằng yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến tuổi thọ nhiều hơn yếu tố môi trường. Theo báo cáo của một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y Albert Einstein, Mỹ, được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 2011, ba gen tuổi thọ phổ biến đã được tìm thấy trong phân tích gen của 500 người Giuđa có độ tuổi trung bình là 100 tuổi, nhưng một phần ba trong số họ có thói quen sinh hoạt không liên quan đến sức khỏe của mình. Có nghĩa là nguyên nhân quyết định gây ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ không phải là gì khác mà chính là gen.

Nếu có thể được thì cha mẹ muốn truyền lại cho con cái gen chiều cao, trí năng nổi bật, cơ thể khỏe mạnh và tuổi thọ cao, nhưng cha mẹ chỉ có thể truyền lại gen của bản thân mình thôi. Có người sống hơn 100 tuổi nhờ được sanh ra trong gia đình khỏe mạnh và thừa kế gen tuổi thọ, cũng có người sống cuộc sống khó khăn do di truyền các bệnh di truyền như mù màu hay máu khó đông từ cha mẹ. Vì thế, rất nhiều nhà khoa học đang nỗ lực để điều trị bệnh tật thông qua nghiên cứu gen. Ngoài ra, nghiên cứu để làm chậm lão hóa và kéo dài tuổi thọ đang được tích cực tiến hành.

Tuy nhiên, vì hàng trăm gen dường như hoạt động cùng lúc khi một người già đi, nên không dễ để khám phá ra các cơ chế. Một thách thức lớn khác là tốc độ lão hóa của tế bào thay đổi theo từng cơ quan, từ mô này sang mô khác, thậm chí ngay trong các mô. Bởi vì xét về mặt hiện thực thì khó điều chỉnh tất cả 100 nghìn tỷ tế bào tạo nên cơ thể chúng ta thông qua sự chế tạo gen.

Theo Leonard Hayflick, người sáng tạo nghiên cứu lão hóa của tế bào, thì tế bào trong cơ thể chúng ta không phải được gia tăng vô hạn định mà là có giới hạn về tuổi thọ một cách nhất định. Trong thí nghiệm nuôi cấy tế bào cơ thể mà ông đã tiến hành, tế bào của thai nhi phân chia 100 lần rồi ngừng lại sau khi nuôi cấy, nhưng tế bào của người già 70 tuổi thì chỉ có thể phân chia 20 lần thôi. Vì có “đồng hồ tuổi thọ” mà giữ thời gian trong tế bào nên sự chết là số mệnh. Vật chất “Telomere” mà tiêu tan mỗi khi tế bào phân chia đã được phát hiện ra bởi các nhà sinh vật học tế bào. Chúng ta không thể xoay lại đồng hồ đã được lập chương trình thế này. Mọi sinh vật trên trái đất này đều được sanh ra với sự sống có giới hạn, và trải qua mùa thu của cuộc sống là lão hóa thì ruốt cuộc đón nhận cái chết thôi.

Telomere – Telomere ở phía cuối nhiễm sắc thể bảo vệ cho ADN không bị tổn thương và được nhân bản. Chiều dài tế bào dần dần ngắn đi mỗi khi tế bào phân chia, mà khi tiêu tan hết cả thì tế bào ngừng phân chia và chết nên Telomere được gọi là “đồng hồ tuổi thọ” hoặc “đồng hồ lão hóa”. Bộ phận sáng rực là Telomere.

Trong Kinh Thánh, đã được chép rằng trong những người sanh bởi Đức Chúa Trời có hột giống của Đức Chúa Trời (I Giăng 3:9). Có nghĩa là Đức Chúa Trời ban cho những người ấy hột giống của Đức Chúa Trời tức là gen của Đức Chúa Trời. Những người được thừa kế gen của Đức Chúa Trời thì đương nhiên trở thành con cái của Đức Chúa Trời, còn Đức Chúa Trời làm Cha Mẹ của họ. Nếu là con cái của Đức Chúa Trời – Đấng sống đời đời chứ không phải sống cuộc sống có giới hạn thì sẽ sống cuộc sống nào? Phương pháp được nhận “gen tuổi thọ” tức là “gen sự sống đời đời” là gì?