“Chuyện chàng Augustus” của tác giả người Đức Hermann Hesse cho thấy rõ tấm lòng muốn nhận và tấm lòng muốn cho đi tình yêu gây ảnh hưởng nào đến cuộc sống. Augustus mồ côi cha từ trong bụng mẹ, lớn lên là “người được mọi người yêu thương” theo như mẹ người đã thỉnh cầu ước nguyện từ một lão nhân thần bí nọ. Người được nhận toàn là tình yêu thương, nên sống cuộc sống ích kỷ và sai lệch, gây ra đủ loại tội phạm, cảm thấy trống rỗng, và thậm chí còn quyết tâm từ bỏ cuộc sống. Giây phút ấy, lão nhân thần bí lại xuất hiện và hỏi Augustus có ước nguyện gì, thì người thỉnh cầu rằng xin cho bản thân được yêu thương hết thảy mọi người. Ngay từ ngày hôm sau, người ta không những không yêu mến Augustus nữa, ngược lại còn chán ghét. Augustus bị người ta miệt thị, ghen ghét và bị tố cáo tội lỗi trong quá khứ. Nhưng, kể từ lúc đó, Augustus phát hiện ra điểm đáng yêu của mọi người, và biết yêu thương người khác. Ở lâu trong nhà tù, Augustus hối hận tội lỗi của bản thân. Càng chia sẻ tình yêu thương thì tấm lòng càng trở nên hạnh phúc, nên kể cả sau khi ra tù lúc về già, Augustus đi tìm những người đã làm ngơ bản thân mình để giúp đỡ và chia sẻ tình yêu thương cho họ. Vào giây phút cuối cùng của cuộc đời, Augustus gặp lại lão nhân thần bí, trông thấy hình ảnh các thiên sứ đã quanh quẩn xung quanh bản thân mình hồi nhỏ, và chìm vào giấc ngủ một cách thanh thản.
Tình yêu thương chân chính là tình yêu cho đi chứ không phải tình yêu nhận. Người chỉ muốn nhận tình yêu thì không thể thỏa mãn lòng tham vô đáy. Người muốn cho đi tình yêu thì suy nghĩ trên lập trường của đối phương, phát hiện ra hình ảnh đẹp đẽ của đối phương, và có thể thực tiễn quan tâm, nhường nhịn, hầu việc và hy sinh.
Người cũ của chúng ta đã là hình ảnh tội lỗi chỉ muốn được nhận tình yêu giống như Augustus trong quá khứ. Kiêu ngạo, lòng ích kỷ, phản nghịch và sự phạm tội ở trên trời đã bắt nguồn từ đó. Bây giờ đã học hỏi “tình yêu cho đi” ở trong lẽ thật giao ước mới, nên khác trước. Giáo huấn đầu tiên giữa Giáo huấn của Mẹ là “Như Đức Chúa Trời luôn luôn ban sự yêu thương, người yêu thương được phước hơn người nhận yêu thương.” Các thánh đồ của Đức Chúa Trời chia sẻ và thực tiễn tình yêu thương ở khắp mọi nơi trên thế giới thông qua phụng sự tình nguyện, cứu tế, truyền đạo theo tấm gương của Đức Chúa Trời Êlôhim – Đấng yêu thương chúng ta và hy sinh cho đến chết. Khi chia sẻ tình yêu thương như thế thì cuộc sống tỏa sáng phong phú và có giá trị hơn nữa.