“Trong lúc đó, bởi số môn đồ càng thêm lên, nên người Hêlênít phàn nàn nghịch cùng người Hêbơrơ, vì những người góa bụa của họ đã bị bỏ bê trong sự cấp phát hằng ngày.” Công Vụ Các Sứ Đồ 6:1
Theo Công Vụ Các Sứ Đồ chương 6, lúc đó có những người Hêlênít và người Hêbơrơ. Chúng ta hãy cùng lần lượt tìm hiểu xem người Hêbơrơ và người Hêlênít là ai.
Người Hêbơrơ là người Giuđa nói tiếng Hêbơrơ (Tiếng Aram được sử dụng trong thời kỳ Hội Thánh Sơ Khai) và người Hêlênít là người Giuđa nói tiếng Gờréc.
Tiếng Aram và người Giuđa
Khoảng năm 600 TCN, người Giuđa bị bắt làm phu tù cho Babylôn, và sống cuộc đời nô lệ trong vòng 70 năm. Sau khi họ bị đánh bại bởi người Babylôn, họ bắt đầu nói tiếng Aram, ngôn ngữ chính của vương quốc Babylôn, thay vì nói tiếng Hêbơrơ thuần tuý của tổ phụ họ. Thậm chí khi người Giuđa trở về Giêrusalem, họ vẫn tiếp tục nói tiếng Aram và ngôn ngữ này cũng được sử dụng trong thời đại của Đức Chúa Jêsus.
Đức Chúa Jêsus gọi Simôn con Giôna là “Sêpha”, có nghĩa là “đá” trong tiếng Aram. Khi Đức Chúa Jêsus cứu con gái của người cai nhà hội miền Giêrasê, Ngài nắm tay đứa gái mà phán rằng “Talitha Cumi”, tiếng Aram có nghĩa là “Hỡi con gái nhỏ, ta truyền cho mầy, hãy chờ dậy!”. Mari Mađơlen gọi Đức Chúa Jêsus sống lại là “Rabuni”, cũng là tiếng Aram có nghĩa là “Thầy”. Bên cạnh những từ trên, rất nhiều từ ngữ Aram được sử dụng, như là Ghếtsêmanê (vườn cây dầu) và Gôgôtha (đồi sọ), là tên của các địa danh.
Tiếng Gờréc và người Giuđa
Giữa những người Giuđa bị bắt làm phu tù cho Babylôn, một phần trong số họ ổn định cuộc sống tại các vùng người Gờréc. Họ chủ yếu nói tiếng Aram, nhưng cũng bắt đầu sử dụng tiếng Gờréc khi ngôn ngữ này được sử dụng rộng rãi sau những cuộc chinh phạt của Alexander Đại đế.
Người Giuđa sống tại các vùng của Gờréc đã hình thành những cộng đồng để giữ đức tin. Họ duy trì nhóm lại tại những địa điểm cụ thể để học luật pháp của Môise và dạy luật pháp cho dân sự, về sau phát triển thành các nhà hội.
Khi một số họ trở về Canaan, vùng đất của tổ phụ họ, chỉ một phần nhỏ người Giuđa nói tiếng Gờréc, vì hầu hết đều nói tiếng Aram.
Trong thời kỳ Hội Thánh Sơ Khai, đa phần các thánh đồ là người nói tiếng Aram (người Hêbơrơ), chỉ một số ít là người nói tiếng Gờréc (người Hêlênít).
Thời bấy giờ, có một tục lệ để giúp đỡ cho những người goá bụa. Vì những người goá bụa của người Hêlênít đã bị bỏ bê trong sự cấp phát hằng ngày, nên người Giuđa nói tiếng Gờréc phàn nàn nghịch cùng người Giuđa nói tiếng Hêbơrơ. Việc này xảy ra vì các sứ đồ đã không thể quản lý kỹ lưỡng vấn đề tài chính của Hội Thánh và cứu trợ những người goá bụa, bởi các sứ đồ đã chuyên tâm hoàn toàn vào việc rao giảng Tin Lành.
Vì thế, các sứ đồ chọn trong số các thánh đồ bảy người có danh tốt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn, rồi giao cho việc quản lý tài chính của Hội Thánh, còn các sứ đồ cứ chuyên lo việc rao giảng Tin Lành hơn nữa (Công Vụ Các Sứ Đồ 6:1-7)