Đức Chúa Jêsus đã phán rõ ràng trên thập tự giá rằng “Mọi việc đã được trọn.” Thế nên, chúng ta không cần giữ các điều răn như ngày Sabát và Lễ Vượt Qua nữa hay sao?

21,042 lượt xem

Phải chăng lời “Mọi việc đã được trọn.” (Giăng 19:30) mà Đức Chúa Jêsus đã phán trước khi Ngài trút hơi thở trên thập tự giá có nghĩa là các thánh đồ chúng ta không cần làm bất kỳ việc gì hay sao? Lời phán của Đức Chúa Jêsus có nghĩa là mọi việc “Đức Chúa Jêsus” đã làm trên trái đất vào đương thời Sơ Lâm đã được trọn, chứ không phải là những điều “chúng ta” phải làm đã được trọn đâu. Nếu chúng ta xem xét những việc mà Đức Chúa Jêsus đã làm hoàn thành, chúng ta có thể hiểu ra rằng người dân của Đức Chúa Trời phải gìn giữ luật pháp của Đức Chúa Trời như là ngày Sabát và Lễ Vượt Qua chí thánh hơn nữa.

Đức Chúa Jêsus đã chịu hy sinh để chuộc tội

Một trong những công việc quan trọng nhất mà Đức Chúa Jêsus phải làm trên trái đất này là phó sự sống của Ngài làm của lễ chuộc tội cho các tội nhân đã bị định cho hình phạt hồ lửa và bị định sẵn sự chết bởi cớ tội lỗi của mình. Thay vì chúng ta đáng phải chịu chết, thì Đức Chúa Trời chí thánh đã hy sinh trên thập tự giá và chúng ta được thoát khỏi hình phạt sự chết.

“Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người.”Mathiơ 20:28

Đương thời ngày xưa cũng thế, để cứu sống một người khỏi phải chết, thì một sự sống khác phải chịu thay thế (I Các Vua 20:42). Cũng một thể ấy, để cứu rỗi các tội nhân trên đất này, Đức Chúa Jêsus đã phải chịu bị đánh đòn, bị áp bức, và đau đớn cùng cực cho tới tận khi Ngài trút hơi thở cuối cùng trên thập tự giá.

“Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giêhôva đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người. Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng. Bởi sự ức hiếp và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt?”Êsai 53:5-8

Lời của Đức Chúa Jêsus “Mọi việc đã được trọn.” có nghĩa là Ngài đã làm ứng nghiệm mọi lời tiên tri của các đấng tiên tri trong thời đại Cựu Ước, mà phải được hoàn thành trong tiến trình của công cuộc cứu chuộc – công cuộc với tư cách làm của lễ chuộc tội vì sự tha tội cho các con cái của Ngài. Đức Chúa Jêsus đã làm y theo lời tiên tri của Kinh Thánh cho tới tận giây phút sau cùng.

“Quân lính đã đóng đinh Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá rồi, bèn lấy áo xống của Ngài chia làm bốn phần, mỗi tên lính chiếm một phần. Họ cũng lấy áo dài của Ngài, nhưng áo dài đó không có đường may, nguyên một tấm vải dệt ra, từ trên chí dưới. Vậy, họ nói với nhau rằng: Đừng xé áo nầy ra, song chúng ta hãy bắt thăm, ai trúng nấy được. Ấy để cho được ứng nghiệm lời Kinh Thánh nầy: Chúng đã chia nhau áo xống của ta, Lại bắt thăm lấy áo dài ta. Đó là việc quân lính làm… Sau đó, Đức Chúa Jêsus biết mọi việc đã được trọn rồi, hầu cho lời Kinh Thánh được ứng nghiệm, thì phán rằng: Ta khát. Tại đó, có một cái bình đựng đầy giấm. Vậy, họ lấy một miếng bông đá thấm đầy giấm, buộc vào cây ngưu tất đưa kề miệng Ngài. Khi Đức Chúa Jêsus chịu lấy giấm ấy rồi, bèn phán rằng: Mọi việc đã được trọn; rồi Ngài gục đầu mà trút linh hồn.”Giăng 19:23-30

Sự tha tội trọn vẹn được hoàn thành bởi sự hy sinh trên thập tự giá

Sau khi Đức Chúa Jêsus chịu hy sinh trên thập tự giá với tư cách là của lễ chuộc tội, mọi tế lễ dâng lên bởi sự đổ huyết của súc vật vào thời đại Cựu Ước đã bị bãi bỏ. Ấy là vì sự hy sinh đó không phải là không có ích nhưng là hình bóng bày tỏ ra sự hy sinh của Đấng Christ, cho đến khi sự hy sinh trọn vẹn làm cho chúng ta nên trọn vẹn đời đời được dâng lên.

“Vả, luật pháp chỉ là bóng của sự tốt lành ngày sau, không có hình thật của các vật, nên không bao giờ cậy tế lễ mỗi năm hằng dâng như vậy, mà khiến kẻ đến gần Đức Chúa Trời trở nên trọn lành được… Trái lại, những tế lễ đó chẳng qua là mỗi năm nhắc cho nhớ lại tội lỗi. Vì huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được… Ấy là theo ý muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ một lần đủ cả. Phàm thầy tế lễ mỗi ngày đứng hầu việc và năng dâng của lễ đồng một thức, là của lễ không bao giờ cất tội lỗi được, còn như Đấng nầy, đã vì tội lỗi dâng chỉ một của lễ, rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời, từ rày về sau đang đợi những kẻ thù nghịch Ngài bị để làm bệ dưới chân Ngài vậy. Vì nhờ dâng chỉ một của tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời… Bởi hễ có sự tha thứ thì không cần dâng của lễ vì tội lỗi nữa.”Hêbơrơ 10:1-18

Tuy rằng các tế lễ làm hy sinh súc vật với tư cách là của lễ chuộc tội cho sự tha tội đã bị bãi bỏ, nhưng không có nghĩa là các luật lệ mà Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ đã gìn giữ đã bị biến mất. Các luật lệ như ngày Sabát và Lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Jêsus đã làm gương và các sứ đồ đã gìn giữ, là luật pháp giao ước mới mà cuối cùng đã nên trọn vẹn sau sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá. Bởi tế lễ đổ huyết của súc vật thì linh hồn chúng ta không thể đạt đến sự tha tội trọn vẹn. Thế nhưng, bởi luật pháp giao ước mới chứa đựng huyết của Đấng Christ thì cuối cùng chúng ta có thể nhận được sự tha tội, ngay cả tội lỗi trước kia chúng ta đã phạm ở trên trời.

“Nếu có thể được sự trọn vẹn bởi chức tế lễ của người Lêvi (vì luật pháp ban cho dân đang khi còn dưới quyền chức tế lễ), thì cớ sao còn cần phải dấy lên một thầy tế lễ khác, lập theo ban Mênchixêđéc, không theo ban Arôn? Chức tế lễ đã thay đổi thì luật pháp cũng cần phải thay đổi.”Hêbơrơ 7:11-12

Đức Chúa Jêsus đã để lại chúc thơ của Ngài bởi sự làm trọn vẹn luật pháp của Cựu Ước mà chưa được trọn vẹn thành luật pháp giao ước mới thông qua sự hy sinh trên thập tự giá. Chúc thơ của Đức Chúa Jêsus có hiệu lực sau khi Ngài hy sinh.

“Nhân đó, Ngài là Đấng trung bảo của giao ước mới, để khi Ngài chịu chết mà chuộc tội đã phạm dưới giao ước cũ, thì những kẻ được kêu gọi nhận lãnh cơ nghiệp đời đời đã hứa cho mình. Vì khi có chúc thơ, thì cần phải đợi đến kẻ trối chết đã. Chúc thơ chỉ có giá trị sau lúc chết, vì hễ kẻ trối còn sống thì nó không có quyền gì.”Hêbơrơ 9:15-17

Các sứ đồ đã giữ ngày Sabát và Lễ Vượt Qua

Nếu chúng ta không cần phải giữ ngày Sabát và Lễ Vượt Qua bởi Đức Chúa Jêsus đã làm trọn mọi việc trên thập tự giá, thì các sứ đồ đã không cần giữ ngày Sabát và Lễ Vượt Qua sau sự kiện thập tự giá của Đức Chúa Jêsus. Tuy nhiên, các sứ đồ đã giữ ngày Sabát và Lễ Vượt Qua của giao ước mới, theo gương của Đức Chúa Jêsus, và điều này được ghi chép lại trong Kinh Thánh.

“Phaolô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sabát biện luận với họ, lấy Kinh Thánh cắt nghĩa và giải tỏ tường về Đấng Christ phải chịu thương khó, rồi từ kẻ chết sống lại. Người nói rằng Đấng Christ nầy, tức là Đức Chúa Jêsus mà ta rao truyền cho các ngươi.”Công Vụ Các Sứ Đồ 17:2-3

“Hễ đến ngày Sabát, thì Phaolô giảng luận trong nhà hội, khuyên dỗ người Giuđa và người Gờréc.”Công Vụ Các Sứ Đồ 18:4

“… Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta, đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ…”I Côrinhtô 5:7-8

“Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: Ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ ta. Cũng một lẽ ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta.”I Côrinhtô 11:23-25

Lý do mà các sứ đồ đã giữ gìn ngày Sabát và Lễ Vượt Qua giao ước mới bằng tâm thần và lẽ thật là để làm ứng nghiệm mọi lời tiên tri trong Kinh Thánh, và không làm cho sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus, là Đấng đã đổ huyết trên thập tự giá để ban cho sự tha tội trọn vẹn, trở nên vô ích.

Cũng vậy, nếu chúng ta nhận biết ra ý nghĩa thật sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá, chúng ta sẽ hiểu được các điều răn giao ước mới thật quý giá biết bao, mà đã được trọn vẹn bởi hy sinh cao quí của Ngài. Các điều răn của Đức Chúa Trời như ngày Sabát và Lễ Vượt Qua là chúc thơ quý báu của Đức Chúa Trời, mà đương nhiên phải được gìn giữ.