Nghe nói rằng khi xem Kinh Thánh, Cựu Ước là hình bóng, còn Tân Ước là thực thể, mà làm sao biết được điều ấy?
Kinh Thánh làm chứng rằng luật pháp Cựu Ước là “bóng của sự tốt lành ngày sau” (Hêbơrơ 10:1). Kinh Thánh cũng cho biết rằng Đức Chúa Trời đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên (Êsai 46:10), và điều chi hiện có, đã có ngày xưa (Truyền Đạo 3:15). Mọi lời có nghĩa rằng Đức Chúa Trời đã cho thấy những việc sẽ xảy ra trong tương lai thông qua hình và bóng vào thời đại Cựu Ước.
Mênchixêđéc vào Cựu Ước và Đức Chúa Jêsus vào Tân Ước
Thông qua trường hợp thực tế, chúng ta hãy tìm hiểu về sự thật rằng Cựu Ước và Tân Ước có mối quan hệ hình bóng và thực thể. Trường hợp thứ nhất là lịch sử vào thời đại Ápraham. Trong sách Cựu Ước có lịch sử thầy tế lễ Mênchixêđéc lấy bánh và rượu nho chúc phước cho Ápraham trở về sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh, mà thông qua cảnh này Đức Chúa Trời cho thấy trước rằng Đức Chúa Jêsus sẽ ban phước lành sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua vào thời đại Tân Ước.
“Mênchixêđéc, vua Salem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Ðức Chúa Trời Chí cao, chúc phước cho Ápram và nói rằng: Nguyện Ðức Chúa Trời Chí cao, là Ðấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Ápram!”Sáng Thế Ký 14:18-19
“Môn đồ làm y như lời Ðức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua… Ðức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén (rượu nho), tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.”Mathiơ 26:19-28
Kinh Thánh Tân Ước làm chứng rằng Đức Chúa Jêsus là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm theo ban Mênchixêđéc. Tại vì thực thể của Mênchixêđéc vào thời đại Cựu Ước chính là Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Trời đã cho thấy trước hình bóng là lịch sử của Mênchixêđéc vào thời đại Cựu Ước để chúng ta có thể nhận biết Đức Chúa Jêsus, Đấng mang đến lẽ thật của sự cứu rỗi trong tương lai.
“Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu, và sau khi đã được làm nên trọn vẹn rồi, thì trở nên cội rễ của sự cứu rỗi đời đời cho kẻ vâng lời Ngài, lại có Ðức Chúa Trời xưng Ngài là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc.”Hêbơrơ 5:8-10
Lễ Vượt Qua vào thời Xuất Êdíptô và Lễ Vượt Qua giao ước mới
Vào thời đại Cựu Ước, những người dân Ysơraên đã bị đau khổ khi sống cuộc sống nô lệ lâu dài tại Êdíptô.
Lúc đó, Đức Chúa Trời đã sai đấng tiên tri Môise, hầu cho người dân Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua, và rồi giải phóng họ khỏi Êdíptô.
“đoạn để dành cho đến ngày mười bốn tháng nầy; rồi cả hội chúng Ysơraên sẽ giết nó, vào lối chiều tối. Họ sẽ lấy huyết đem bôi trên hai cây cột và mày cửa của nhà nào ăn thịt chiên con đó. Ðêm ấy họ sẽ ăn thịt chiên quay với bánh không men và rau đắng… ấy là lễ Vượt qua của Ðức Giêhôva.”Xuất Êdíptô Ký 12:6-11
“Vả, khi giữa đêm, Ðức Giêhôva hành hại mọi con đầu lòng tại xứ Êdíptô, từ thái tử của Pharaôn ngồi trên ngai mình, cho đến con cả người bị tù, và hết thảy con đầu lòng của súc vật… Trong đêm đó, Pharaôn bèn đòi Môise và Arôn mà phán rằng: Hai ngươi và dân Ysơraên hãy chờ dậy, ra khỏi giữa vòng dân ta mà đi hầu việc Ðức Giêhôva, như các ngươi đã nói.”Xuất Êdíptô Ký 12:29-31
Lịch sử này là hình bóng về sự Đức Chúa Jêsus vào thời đại Tân Ước, sẽ thông qua Lễ Vượt Qua mà giải phóng loài người rên siết làm nô lệ của tội lỗi và sự chết giống như người dân Ysơraên làm nô lệ của Êdíptô.
“Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi. Người Giuđa thưa rằng: Chúng tôi là dòng dõi Ápraham, chưa hề làm tôi mọi ai, vậy sao thầy nói rằng: Các ngươi sẽ trở nên tự do? Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi.”Giăng 8:32-34
“… Ðức Chúa Jêsus Christ là… Ðấng yêu thương chúng ta, đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng tôi.”Khải Huyền 1:5-6
“Khi đương ăn, Ðức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén (rượu nho), tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.”Mathiơ 26:26-28
Sự phán xét của Đức Chúa Trời mà Ngài đã cho thấy qua hình bóng
Với quan điểm rằng lịch sử của Cựu Ước là hình bóng sẽ được ứng nghiệm vào Tân Ước trong tương lai, có một điều chúng ta nhất định phải ghi nhớ vào thời đại này. Đó chính là sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng xuống trên thế gian đầy tội ác.
Đức Chúa Trời đã hủy diệt thế gian đầy dẫy tội ác thời Nôê bằng lũ lụt, và Ngài cũng làm cho trời mưa lửa và diêm sinh, hủy diệt Sôđôm và Gômôrơ. Những điều này không chỉ đơn giản là lịch sử đã qua, nhưng cho thấy sự phán xét sau cùng của Đức Chúa Trời mà Ngài sẽ giáng xuống thế gian nhuốm đượm bởi tội lỗi.
“Việc đã xảy đến trong đời Nôê, thì cũng sẽ xảy đến trong ngày Con người: người ta ăn, uống, cưới, gả, cho đến ngày Nôê vào tàu, và nước lụt đến hủy diệt thiên hạ hết. Việc đã xảy ra trong đời Lót cũng vậy, người ta ăn, uống, mua, bán, trồng tỉa, cất dựng; đến ngày Lót ra khỏi thành Sôđôm, thì trời mưa lửa và diêm sinh, giết hết dân thành ấy. Ngày Con người hiện ra cũng một thể nầy.”Luca 17:26-30
“Nếu Ngài chẳng tiếc thế gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian ác nầy, chỉ gìn giữ Nôê là thầy giảng đạo công bình, với bảy người khác mà thôi; nếu Ngài đã đoán phạt thành Sôđôm và Gômôrơ, hủy phá đi khiến hóa ra tro, để làm gương cho người gian ác về sau; nếu Ngài đã giải cứu người công bình là Lót, tức là kẻ quá lo vì cách ăn ở luông tuồng của bọn gian tà kia.”II Phierơ 2:5-7
Trước khi giáng xuống sự phán xét và hủy diệt, Đức Chúa Trời làm cho Nôê đóng tàu và cứu người khỏi lũ lụt, còn hầu cho Lót trốn vào thành Xoa và làm cho tránh khỏi sự phán xét bằng lửa. Vào thời đại này, là thời điểm bốn vị thiên sứ đã được quyền làm hại đất cùng biển thả ra bốn hướng gió (Giêrêmi 25:32) theo lời tiên tri của Kinh Thánh, thì lịch sử của sự cứu rỗi vẫn đang được tiến hành cấp bách.
“Sau việc ấy, tôi thấy bốn vị thiên sứ đứng ở bốn góc đất, cầm bốn hướng gió lại, hầu cho không gió nào thổi trên đất, trên biển hay là trên cây nào. Tôi lại thấy một vị thiên sứ khác, từ phía mặt trời mọc mà lên, cầm ấn của Ðức Chúa Trời hằng sống. Người cả tiếng kêu bốn vị thiên sứ đã được quyền làm hại đất cùng biển, và bảo rằng: Chớ làm hại đất, biển và cây cối, cho đến chừng nào chúng ta đã đóng ấn trên trán những tôi tớ Ðức Chúa Trời chúng ta.”Khải Huyền 7:1-3
Ấn của Đức Chúa Trời là dấu của sự cứu rỗi làm cho tránh khỏi tai nạn khi cả đất này bị hư hại bởi bốn hướng gió. Giống như Đức Chúa Trời đã dự bị tàu và thành Xoa làm nơi ẩn trốn của sự cứu rỗi vào thời Nôê và thời của Lót, Ngài đã dự bị nơi của sự cứu rỗi vì những người dân của Đức Chúa Trời, và đang tiến hành lịch sử đóng ấn. Đức Chúa Trời đã tuyên bố lẽ thật Lễ Vượt Qua, là dấu đặng được thoát khỏi tai vạ (Xuất Êdíptô Ký 12:1-13), tại Siôn, thành của các kỳ lễ trọng thể (Êsai 33:20).
“Hãy rao ra trong Giuđa; hãy truyền trong Giêrusalem rằng: Hãy thổi kèn trong đất. Hãy kêu lớn tiếng rằng: Khá nhóm nhau lại và đi vào các thành bền vững. Khá dựng cờ hướng về Siôn! Hãy trốn đi, đừng dừng lại! Vì ta khiến từ phương bắc đến một tai nạn, tức là một sự hư hại lớn.”Giêrêmi 4:5-6
Vào ngày nay cũng vậy, có nhiều người không biết phân biệt thời đại giống như những người vào thời Nôê ăn, uống, cưới, gả, cho đến ngày bị hủy diệt bởi lũ lụt, cũng như các chàng rể của Lót tưởng cảnh báo của sự phán xét là lời nói dối. Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta trước hầu cho nhận biết thời đại này và cho biết Lễ Vượt Qua giao ước mới, là lẽ thật của sự sống đặng được cứu rỗi khỏi tai nạn sau cùng, giống như Ngài đã làm đối với Nôê và Lót. Hãy lấy lịch sử quá khứ mà Ngài đã cho thấy như là mô hình làm giáo huấn, phân biệt trọn vẹn thời đại, dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời, Đấng lập ra sự quan phòng của sự cứu chuộc thần bí vì chúng ta, nhanh chóng rao truyền tin tức của sự cứu rỗi cho muôn dân thế gian, và dẫn dắt họ vào Siôn.