WATV.org is provided in English. Would you like to change to English?

Lòng Ưa Muốn Phước Lành Phần Linh Hồn

13,959 lượt xem

Chúng ta có thể phát hiện ra rất nhiều điểm khác biệt giữa hành động của người có sự hiểu biết và người không như vậy. Ngay cả ở trong lẽ thật, cũng có những người khôn ngoan hiểu tốt lời của Đức Chúa Trời và tích lũy dần dần phước lành ở nơi không trông thấy, cũng có những người ngốc nghếch, dù được Đức Chúa Trời ban cho nhiều điều kiện có thể nhận được phước lành, nhưng lại không hiểu ra mà lật đổ đi phước lành ấy.

Hơn bất cứ ai, chúng ta phải trở thành người khôn ngoan biết tích lũy tốt phước lành Nước Thiên Đàng mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn. Chúng ta cần phải có tinh thần giống như Giacốp, cho dù gặp phải bất cứ khó khăn và hy sinh nào, thì cũng không do dự nếu đó là việc tích lũy phước lành phần linh hồn. Mong các người nhà Siôn chúng ta hãy có lòng ưa muốn phước lành phần linh hồn chứ không phải lòng ưa muốn phước lành theo đuổi cho thể xác, để tích lũy được thật nhiều phước lành phần linh hồn ở nơi không trông thấy.

Giacốp cầu khẩn nài xin phước lành lên Đức Chúa Trời

Giacốp, người có lòng ưa muốn về sự phước lành rất đặc biệt, đã bán một bát canh phạn đậu đổi lấy quyền trưởng nam từ người anh sinh đôi là Êsau, và cũng đã giành được phước lành trưởng nam mà lẽ ra người anh phải được nhận, nhờ sự giúp đỡ của mẹ. Bởi việc đó, Giacốp đã bị anh mình ghét, nên đã phải chạy trốn qua nhà cậu Laban, và sống cuộc đời chăn chiên suốt 20 năm ở đó.

Trên đường trở về quê hương sau 20 năm, Giacốp đã gặp Đức Chúa Trời ở rạch Giabốc. Lúc này, Đức Chúa Trời dự định chỉ đi lướt qua thôi, nên Giacốp đã bám víu lấy Ngài mà rằng không thể để Đức Chúa Trời đi cho tới khi Ngài chúc phước cho mình. Đức Chúa Trời đã đánh vào xương hông Giacốp, khiến trặc xương hông, nhưng Giacốp tuyệt đối không để tuột tay khỏi Đức Chúa Trời. Giacốp đã bám víu dai dẳng biết bao, đến nỗi Đức Chúa Trời cũng không thể đảm đương nổi nhiệt huyết của Giacốp; người cứ cầu khẩn phước lành suốt đêm, nên cuối cùng Ngài đã ban cho Giacốp cái tên là “Ysơraên”, nghĩa là người vật lộn cùng Đức Chúa Trời và thắng. Lời này không có nghĩa là Giacốp đã vật lộn cùng Đức Chúa Trời với ý xấu, mà là bám víu lấy Đức Chúa Trời cho đến cuối cùng ngay cả trong nỗi đau đớn bị trặc xương hông để giành được phước lành. Đức Chúa Trời đã ban cho phước lành khi trông thấy hình ảnh nhiệt huyết ấy của Giacốp.

Mục tiêu của chúng ta là Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Ngày trở về quê hương Nước Thiên Đàng vĩnh cửu càng đến gần, thì chúng ta cũng càng phải có lòng ưa muốn phước lành. Giống như Giacốp, người đã bám víu lấy Đức Chúa Trời để giành được phước lành mặc dù bị trặc cả xương hông, chúng ta cũng phải trở thành các con cái Nước Thiên Đàng chỉ trông mong giành được phước lành và biết tích lũy phước lành phần linh hồn.

Nỗ lực vì nơi chính mình sẽ đi

Trong sách Talmud có một câu chuyện làm thức tỉnh về thế giới linh hồn. Ngày xưa có một đầy tớ làm việc cho một nhà giàu. Vì người đầy tớ làm việc rất trung tín lâu năm, nên người chủ đã báo đáp bằng cách đốt văn tự nô lệ của anh ta, và cho anh ta lên một chiếc thuyền lớn chở đầy đồ vật quý báu.

Người đầy tớ rất vui mừng vì được tự do, nhưng lại bị mất tất cả bởi gặp cơn bão lớn giữa biển, rồi bị trôi dạt vào một hòn đảo với hai bàn tay trắng sau khi trải qua thập tử nhất sinh. Những người dân trên đảo hoan nghênh anh ta vô điều kiện, và cho anh ta làm vua. Trở thành vua rồi anh ta sống từng ngày từng ngày cứ như trong giấc mơ. Từ trước đến giờ, anh ta chỉ sống như nô lệ cho người khác, giờ trở thành vua nên rất hạnh phúc vì được ăn đồ ăn ngon, và hưởng lạc mỗi ngày.

Một ngày nọ, một thuộc hạ trung tín đã thổ lộ với anh ta một bí mật lớn: “Theo nguyên tắc của hòn đảo này thì nếu một người đàn ông từ nơi khác trôi dạt đến hòn đảo, thì sẽ được cho làm vua bất kể anh ta là ai. Nhưng sau một năm, anh ta sẽ bị đưa đi ‘Hòn đảo của sự chết’ và sống ở đó cho đến khi qua đời.” Nghe thấy điều đó, anh ta đã bị vỡ giấc mộng ngọt ngào, và thức tỉnh. Anh ta đã nài hỏi thuộc hạ đó cho biết phương pháp phải làm như thế nào là tốt. Thuộc hạ đó đã khuyên anh ta rằng trong thời gian còn làm vua thì hãy ra lệnh cho các thuộc hạ làm bất cứ điều gì để chuẩn bị cho cuộc sống sau này.

Ngày hôm sau, anh ta đã đi khám phá xem hòn đảo của sự chết là nơi như thế nào. Không có một cái cây hay một ngọn cỏ nào trên đảo cả. Không có nhà và cũng không có nước uống nữa. Anh ta vội vàng ra lệnh cho thuộc hạ xây dựng nhà đẹp và đào giếng trên hòn đảo của sự chết, và ra lệnh cho họ vận chuyển hàng hóa quý giá ở hòn đảo đang sống đến hòn đảo này. Anh ta cũng đã gửi một số thuộc hạ để phục vụ bản thân mình. Đương nhiên các thuộc đã làm theo y nguyên như thế bởi đó là mệnh lệnh của vua hiện tại.

Cuối cùng, đến thời gian đã định, anh ta bị đưa đến hòn đảo của sự chết. Nhưng không giống như nhiều người đã sống khổ sở và chết trên hòn đảo của sự chết, anh ta đã sống dễ chịu và hạnh phúc trong suốt cuộc đời còn lại, chẳng khác nào so với một năm trước.

Câu chuyện trong sách Talmud này khiến tôi nghĩ xem nơi chúng ta sẽ đi là nơi đâu. Cuộc đời của chúng ta là hữu hạn. Những người sanh ra trên đất này cũng đều sống trong khoảng thời gian đã định sẵn giống người đầy tớ đó, hoặc là một năm, hoặc là 10 năm, hoặc là 100 năm, rồi cuối cùng phải chuyển sang thế giới sau đó. Vậy thì, ngay lập tức chúng ta phải xây nhà, đào giếng, trồng hoa và cây cối cho nơi mà chúng ta sẽ đi. Bởi tất thảy mọi thứ mà chúng ta đầu tư rốt cục sẽ quay lại với chúng ta.

Cho nên, Đức Chúa Trời đã phán rằng “Vậy nếu anh em được sống lại với Đấng Christ, hãy tìm các sự ở trên trời.” (Côlôse 3:1). Lời này có nghĩa là đương nhiên phải sống hết sức mình trong khi sống trên đời này, nhưng cũng phải nỗ lực và tìm kiếm phước lành trên Nước Thiên Đàng vĩnh cửu, là nơi chúng ta sẽ đi vào nữa. Người không chuẩn bị sẵn sẽ bị đi vào hòn đảo của sự chết, nhưng người chuẩn bị sẵn sẽ được đi vào hòn đảo của sự sống, chứ không phải là hòn đảo của sự chết đâu.

Hãy bước đi theo Thánh Linh

Giống như nhân vật chính khôn ngoan trong câu chuyện, chúng ta cũng phải chuẩn bị cho nơi mình sẽ đi kể từ ngày hiểu biết ra. Đức Chúa Jêsus đã phán rằng Nước Thiên Đàng là của những người hãm ép, xâm chiếm (Mathiơ 11:12) và hứa rằng sẽ ban mão triều thiên của sự sống cho người giữ trung tín cho đến chết (Khải Huyền 2:10-12). Chúng ta hãy ghi khắc sâu sắc trong lòng rằng Đức Chúa Trời chỉ ban phước phận quý báu này cho những người trung tín trọn vẹn với Đức Chúa Trời, những người nỗ lực gắng sức để được đi vào Nước Thiên Đàng, chứ không phải cho những người chỉ ngồi yên đâu. Và chúng ta phải trở thành những người bước đi theo Thánh Linh và biết chuẩn bị cho nước của Đức Chúa Trời.

Kinh Thánh cho biết rằng người làm theo điều ưa muốn của xác thịt hư vô thay vì có ưa muốn đúng đắn như thế này, thì sẽ không thể được hưởng nước Nước Thiên Đàng.

“… Hãy bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt. Vì xác thịt có những điều ưa muốn trái với những điều của Thánh Linh… Vả, các việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: Ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống… Hễ ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời. Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ… Nếu chúng ta nhờ Thánh Linh mà sống, thì cũng hãy bước theo Thánh Linh vậy.” Galati 5:16-26

Những người có tấm lòng ưa muốn phước lành phần linh hồn thì làm theo Thánh Linh. Còn điều ưa muốn của xác thịt đối nghịch và trái với những việc làm của Thánh Linh, nên nếu làm theo điều ưa muốn của xác thịt thì sẽ dần dần bị xa rời với phước lành phần linh hồn.

Đức Chúa Trời đã phán rằng sẽ ban phần thưởng cho mỗi người tùy theo công việc họ làm, nên nếu chúng ta không xây sẵn một ngôi nhà của mình trên Nước Thiên Đàng, không trồng sẵn một gốc cây để mình nghỉ ngơi, thì chúng ta sẽ nhận được gì khi đi vào Nước Thiên Đàng đây? Cho dù thế gian này làm cho chúng ta vui mắt, sung sướng tai, và có nhiều việc hớp hồn của chúng ta đến đâu chăng nữa, thì cuộc sống trên đất này chỉ có giới hạn đã định mà thôi. Cứ cho rằng trước đây chúng ta đã không biết do dồn hết tâm trí và thời gian cho ăn uống hưởng thụ, thì kể từ giây phút nhận ra sự thật rằng thời gian làm vua sắp kết thúc, thì chúng ta phải thức tỉnh, phải trở thành người khôn ngoan biết đổ mồ hôi công sức nỗ lực vì nước đời đời mà chúng ta sẽ đi vào.

“…Vả, chăm về xác thịt sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống và bình an; vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được. Vả, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời… nếu anh em sống theo xác thịt thì phải chết; song nếu nhờ Thánh Linh, làm cho chết các việc của thân thể, thì anh em sẽ sống… Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài.” Rôma 8:5-17

Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta tư cách làm kẻ kế tự có thể được hưởng cơ nghiệp nước đời đời của Đức Chúa Trời. Những kẻ kế tự này không phải là những người chịu thua xác thịt, sống theo ý muốn của xác thịt, mà là những người duy chỉ quan tâm đến phước lành phần linh hồn, bởi suy nghĩ và ưa muốn của Thánh Linh.

Những người này luôn nghĩ xem làm thế nào để hôm nay cũng có thể tích lũy thêm phước lành giống như Giacốp, và luôn tích lũy phước lành của bản thân theo y nguyên lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, những người coi khinh phước lành giống như Êsau, là những người sẽ bị hãm ép, xâm chiếm Nước Thiên Đàng. Kinh Thánh cho biết lặp đi lặp lại rằng những người sống theo xác thịt không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Phước lành phần linh hồn được tích lũy ngay từ việc rất nhỏ

Trung tín với công việc mà Đức Chúa Trời giao phó chính là con đường tắt để tích lũy phước lành phần linh hồn. Mathiơ chương 25 đã cho chúng ta thấy một điển hình tích lũy phước lành phần linh hồn.

“Vả, nước thiên đàng sẽ giống như một người kia, khi đi đường xa, gọi các đầy tớ mà giao của cải mình. Chủ đó cho người nầy năm talâng, người kia hai, người khác một, tùy theo tài mỗi người; đoạn, chủ lên đường. Tức thì, người đã được nhận năm talâng đi làm lợi ra, và được năm talâng khác. Người đã nhận hai talâng cũng vậy, làm lợi ra được hai talâng nữa. Song người chỉ nhận một thì đi đào lỗ dưới đất mà giấu tiền của chủ. Cách lâu ngày, chủ của những đầy tớ ấy trở về khiến họ tính sổ. Người đã nhận năm talâng bèn đến, đem năm talâng khác nữa, và thưa rằng: Lạy chúa, chúa đã cho tôi năm talâng; đây nầy, tôi làm lợi ra được năm talâng nữa. Chủ nói với người rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều, hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi…” Mathiơ 25:14-23

Làm việc chăm chỉ để làm lợi ra nhiều talâng từ talâng mà Đức Chúa Trời giao phó, chính là sự tích lũy phước lành trên Nước Thiên Đàng. Đối với các con cái làm trọn sứ mệnh cứu rỗi linh hồn, Đức Chúa Trời hứa cho phước lành vô cùng vô hạn trên trời thông qua lời phán rằng “Những kẻ dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi.” (Đaniên 12:1-3)

Đức Chúa Trời phán rằng khi Tin Lành được truyền bá cho khắp muôn dân, thì Ngài sẽ nhóm lại muôn dân trước mặt Ngài, và xét đoán lẽ công bình cho họ. Đức Chúa Trời đã cho chúng ta xem trước cảnh xét đoán, đồng thời làm thức tỉnh cho chúng ta rằng việc phải làm cho điều ưa muốn của phần linh hồn là gì.

“Khi Con người… Muôn dân nhóm lại trước mặt Ngài, rồi Ngài sẽ chia người nầy với người khác ra, như kẻ chăn chiên chia chiên với dê ra; để chiên ở bên hữu và dê ở bên tả. Bấy giờ, vua sẽ phán cùng những kẻ ở bên hữu rằng: Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất… hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy… hễ các ngươi không làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy, ấy là các ngươi cũng không làm cho ta nữa. Rồi những kẻ nầy sẽ vào hình phạt đời đời, còn những người công bình sẽ vào sự sống đời đời.” Mathiơ 25:31-46

Lời dạy dỗ như thế này rằng hãy chuẩn bị vì nước Đức Chúa Trời đang làm thức tỉnh chúng ta lần lượt từng chút một rằng giờ việc chúng ta phải làm là gì. Cho đến từng mỗi một hành động dầu là cực kỳ nhỏ bé, Đức Chúa Trời luôn kiểm tra hết thảy và sắm sẵn phước lành không trông thấy trên Nước Thiên Đàng. Và thông qua Kinh Thánh, Ngài cũng đã cho chúng ta biết trước rằng hành động như thế nào làm giảm bớt đi phước lành ấy, hành động như thế nào làm tích lũy cao thêm một bậc phước lành ấy rồi.

Một hành động cực kỳ nhỏ bé cũng đã trở nên yếu tố quan trọng trong việc tích lũy phước lành trên Nước Thiên Đàng. Hơn nữa, Đức Chúa Trời cũng đã phán rằng việc đối xử tốt với một người rất hèn mọn cũng là việc tích lũy phước lành phần linh hồn, nên chúng ta cũng phải để tâm vào việc này, và sử dụng tối đa talâng của Tin Lành, hết lòng hết sức dẫn dắt nhiều người đang đi đường sai trái trở về đường đúng đắn, để tích lũy phước lành Nước Thiên Đàng.

Những người tôn trọng Đức Chúa Trời và được nhận phước lành

Hai nghìn năm trước, khi Đức Chúa Trời đến đất này trong xác thịt, đã có rất nhiều người không nhận ra và đối nghịch với Ngài. Tuy nhiên, ngay cả trong hoàn cảnh ấy, cũng có những người hiểu biết, tiếp nhận Đấng Christ, trung tín với kể cả việc nhỏ nhất và tích lũy phước lành phần linh hồn. Đức tin của những người ấy đã nhảy vượt qua bức tường thời gian 2 nghìn năm, và chuyền tải giáo huấn cho chúng ta vào ngày nay.

“Khi Đức Chúa Jêsus vào thành Cabênaum, có một thầy đội đến cùng Ngài, mà xin rằng: Lạy Chúa, đứa đầy tớ tôi mắc bịnh bại, nằm liệt ở nhà tôi, đau đớn lắm. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta sẽ đến, chữa cho nó được lành. Thầy đội thưa rằng: Lạy Chúa, tôi chẳng đáng rước Chúa vào nhà; xin Chúa chỉ phán một lời, thì đầy tớ tôi sẽ được lành. Vì tôi ở dưới quyền người khác, tôi cũng có quân lính dưới quyền tôi nữa; tôi biểu tên nầy rằng: Hãy đi! Thì nó đi; biểu tên kia rằng: Hãy đến! Thì nó đến; và dạy đầy tớ tôi rằng: Hãy làm việc nầy! Thì nó làm…” Mathiơ 8:5-10

Thầy đội nói rằng “Biểu rằng ‘Hãy đến! Hãy đi!’ là mệnh lệnh của người cấp trên đối với người cấp dưới, thế thì sao tôi dám biểu một Đấng cao quý, chí thánh như Đức Chúa Jêsus đến nhà của người như tôi được?” lại vừa cầu xin Đức Chúa Jêsus chỉ cần ban lời phán là được. Thông qua nội dung này, chúng ta có thể biết được rằng những người có điều ưa muốn phước lành phần linh hồn là những người có đức tin coi trọng và tôn quý Đức Chúa Trời đến đất này trong xác thịt.

“Nầy, có một người đàn bà mắc bịnh mất huyết đã mười hai năm, lại gần sau lưng mà rờ trôn áo Ngài. Vì người đàn bà ấy tự nghĩ rằng: Nếu ta chỉ rờ áo Ngài, thì cũng sẽ được lành. Đức Chúa Jêsus xây mặt lại, thấy người đàn bà, thì phán rằng: Hỡi con, hãy vững lòng, đức tin con đã làm cho con được lành. Liền trong giờ đó, người đàn bà lành bịnh.” Mathiơ 9:20-22

Những việc đáng ngạc nhiên như thế này là những hiện tượng xảy ra khi tích lũy phước lành phần linh hồn. Có rất nhiều quần chúng xô đẩy, lôi kéo nhau và rờ trôn áo của Đức Chúa Jêsus, nhưng lịch sử Thánh Linh của Đức Chúa Trời chỉ xảy ra đối với người đàn bà mắc bịnh mất huyết đã mười hai năm. Tại đây cũng vậy, tư thế đối xử với Đức Chúa Jêsus, đức tin vào Đức Chúa Jêsus đã trở thành nền tảng để có thể tích lũy phước lành phần linh hồn.

“Đức Chúa Jêsus ở đó ra đi, có hai người mù theo Ngài mà kêu rằng: Hỡi con cháu vua Đavít, xin thương chúng tôi cùng! Khi Ngài đã vào nhà rồi, hai người mù đến; Ngài bèn phán rằng: Hai ngươi tin ta làm được điều hai ngươi ao ước sao? Họ thưa rằng: Lạy Chúa, được. Ngài bèn rờ mắt hai người mà phán rằng: Theo như đức tin các ngươi, phải được thành vậy. Mắt hai người liền mở…” Mathiơ 9:27-30

Bởi lời phán “Theo như đức tin các ngươi, phải được thành vậy” thì tất thảy mọi phước lành phần linh hồn mà họ tích lũy đã phát huy tác dụng, khiến đôi mắt trong tối tăm của họ được mở rộng ra. Mặc dù nhiều người khác coi khinh Đức Chúa Jêsus và đối xử với Ngài tùy theo ý mình, nhưng những người mù này đã rất coi trọng Đức Chúa Jêsus. Thầy đội cũng vậy, và người đàn bà mắc bịnh mất huyết cũng thế nữa.

Tất thảy những người được nhận phước lành từ Đức Chúa Jêsus nhất loạt đều là những người coi trọng Đức Chúa Jêsus, và kết quả là họ đã được nhận lấy ân điển của Đức Chúa Trời. Theo y như lời phán rằng “Vì phàm ai tôn kính Ta, Ta sẽ làm cho được tôn trọng, còn ai khinh bỉ Ta, tất sẽ bị khinh bỉ lại.” (I Samuên 2:30).

Hãy hãm ép, xâm chiến Nước Thiên Đàng

Không chỉ vậy, trong Kinh Thánh còn có rất nhiều ghi chép cho chúng ta biết làm thế nào để nhận được phước lành. Thông qua những lời này, chúng ta phải có được sự hiểu biết. Nếu không hiểu biết thì không thể có lòng ưa muốn phần linh hồn được. Vì sứ đồ Phaolô cũng đã hiểu ra phước lành trên trời, nên thậm chí đã không sợ hãi ngay cả sự chết trong khi rao truyền Tin Lành. Xem Kinh Thánh thì có thể biết rằng Phaolô đã được trông thấy từng trời thứ ba thông qua sự mặc thị. Khi trông thấy vinh hiển vô hạn trên trời mà không gì dưới đất có thể sánh nổi, thì Phaolô đã nỗ lực chạy đua hết sức trên đường mình phải đi.

Tôi cũng đã nói về tương lai cho các anh chị em với tấm lòng trung thực giống như người thuộc hạ trong câu chuyện. Đến thời gian đã định thì loài người phải rời đi. Trái đất này không phải là thế giới mà chúng ta có thể ở lại đời đời mãi mãi. Vậy thì, giống như các tổ tiên đức tin, chúng ta cũng phải ôm lòng ưa muốn của Thánh Linh, chuẩn bị cho Nước Thiên Đàng trong sự hiểu biết.

Sự ưa muốn phước lành phần linh hồn của chúng ta phải nhiều hơn so với Giacốp, chứ không thể ít hơn được. Giacốp biết rằng phước lành của Đức Chúa Trời là quý báu biết bao nhiêu, nên đã bám víu và cầu khẩn phước lành lên Đức Chúa Trời cho đến cuối cùng. Đó chính là đức tin và là sự kiên trì.

Giờ chúng ta đang đứng ở rạch Giabốc. Cầu mong các người nhà Siôn hãy dành hết nhiệt tình, hết tâm niệm mà cầu khẩn phước lành quý báu của Đức Chúa Trời cho đến cuối cùng giống như Giacốp, và hãm ép xâm chiếm Nước Thiên Đàng, để chúng ta có thể trở về quê hương vĩnh cửu, mang theo phước lành nhiều gấp một trăm lần, một nghìn lần, một vạn lần so với Giacốp. Chúc nhận nhiều phước lành Nước Thiên Đàng.