Đấng An Xang Hồng mang Trái Sự Sống đến

20,373 lượt xem

Mục đích cuối cùng Đức Chúa Trời ban Kinh Thánh cho loài người là ở chỗ cứu rỗi linh hồn. Chính vì lý do ấy, chúng ta phải gặp Đức Chúa Trời là Đấng Cứu Chúa của chúng ta thông qua Kinh Thánh.

Trong Kinh Thánh vô số lời ví dụ được ghi chép, trong đó có lịch sử tại vườn Êđen trong sách Sáng Thế Ký cho chúng ta biết về sự phạm tội của loài người ở trên trời cùng sự bị đuổi xuống đất. Nếu chúng ta hiểu biết được ý nghĩa thật trong ví dụ ấy thì có thể tháo xiềng xích sự chết mà loài người đang gánh vác.

Được chép rằng có người được ban cho biết về sự mầu nhiệm Nước Thiên Đàng, lại cũng có kẻ không được ban cho biết về sự ấy (Mathiơ 13:10-16). Như vậy, có thể nói rằng: Những người được ban cho biết về sự mầu nhiệm này thật chính là những người nhận được phước lành, những người được nhận lời hứa Nước Thiên Đàng.

Trái sự sống và Sự phạm tội Trái thiện ác

Khi dò xem lịch sử Êđen, Đức Chúa Trời đã phán Ađam và Êva đừng ăn trái thiện ác, nhưng loài người bị rơi vào mê hoặc của con rắn và bị dẫn đến sự chết rồi.

“Rồi, Giêhôva Đức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa qủa các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết.” Sáng Thế Ký 2:16-17

“… Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác. Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa.” Sáng Thế Ký 3:1-6

Con rắn trong thí dụ làm biểu tượng cho ma quỉ (Tham khảo: Khải Huyền 12:9). Ma quỉ gian xảo biết rất rõ nhược điểm tâm lý của loài người, nên nó đã tiếp cận một cách tinh xảo để lôi kéo loài người đến với tội lỗi và cái chết.

Sự phạm tội ở vườn Êđen làm tái hiện lại tội lỗi mà thực sự chúng ta đã gây ra ở Nước Thiên Đàng, và là tiêu điểm giải thích cho chúng ta được dễ hiểu. Tất thảy những người sanh ra ở đời này, đều giống như Ađam và Êva, đều trở thành tồn tại không tránh khỏi cái chết bởi tội lỗi. Nhưng, ở vườn Êđen còn có trái sự sống khiến ai ăn vào cũng được sống, kể cả đó là người phải bị chết do ăn trái biết điều thiện và điều ác.

“Giêhôva Đức Chúa Trời phán rằng: Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng… Vậy, Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn, rồi đặt tại phía đông vườn Êđen các thần chêrubim với gươm lưỡi chói lòa, để giữ con đường đi đến cây sự sống.” Sáng Thế Ký 3:22-24

Đức Chúa Trời đã đuổi Ađam và Êva ra khỏi vườn Êđen, rồi đặt các thần chêrubim với gươm lưỡi chói lòa giữ con đường đi đến cây sự sống để họ không đến gần cây sự sống được.

Sự tha tội được cho phép bởi tế lễ đổ huyết

Đức Chúa Trời đã tỏ cho Ađam, người đã bị mất trái sự sống và đương than vãn, đường khôi phục trái sự sống bởi Huyết của Đấng Christ (Hêbơrơ 11:4, 13). Ađam đã làm chứng về điều này cho các con trai của mình, nhưng Cain không nhận lẽ thật ấy mà dâng tế lễ bằng của lễ thổ sản, còn Abên lấy lòng vâng phục mà nhận lẽ thật ấy và dâng tế lễ bằng sự đổ huyết chiên con, tượng trưng cho Huyết quý báu của Đấng Christ. Đức Chúa Trời từ chối tế lễ của Cain, chỉ nhậm tế lễ của Abên mà thôi (Sáng Thế Ký 4:1-5).

“Theo luật pháp thì hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được sạch: không đổ huyết thì không có sự tha thứ.” Hêbơrơ 9:22

Abên đã dâng tế lễ đổ huyết nhưng Cain dâng tế lễ tự ý, cho nên Đức Chúa Trời đã không nhậm tế lễ của Cain. Vì không có sự đổ huyết thì không có sự tha thứ, nên để cầu xin Đức Chúa Trời tha tội lỗi, mọi người phải dâng tế lễ đổ huyết. Như thế mới được buông ra từ tội lỗi trái thiện ác mà mới được phép đi đến đường ăn trái sự sống vậy.

Tế lễ sự đổ huyết được truyền lại lâu đời từ thời Abên được soạn thành bộ luật ở thời Môise rồi. Nơi cử hành tế lễ đổ huyết theo luật pháp của Môise chính là nơi thánh.

“Hãy làm đền đó y như kiểu đền tạm cùng kiểu các đồ dùng mà ta sẽ chỉ cho ngươi. Vậy, chúng hãy đóng một cái hòm bằng cây sitim… Ngươi hãy cất vào trong hòm bảng chứng mà ta sẽ ban cho. Ngươi cũng hãy làm một cái nắp thi ân bằng vàng ròng… Hai chêrubim sẽ sè cánh ra, che trên nắp thi ân, đối diện nhau và xây mặt vào nắp thi ân. Ngươi hãy để nắp thi ân trên hòm, rồi để vào trong hòm bảng chứng mà ta sẽ ban cho.” Xuất Êdíptô Ký 25:9-21

Nơi mà dâng tế lễ hằng ngày là nơi thánh. Nơi thánh được chia làm hai phần, phần phía trước được gọi là nơi thánh, phần phía sau được gọi là nơi rất thánh. Trong nơi rất thánh có đặt hòm giao ước. Đức Chúa Trời đã ra lệnh dựng hai chêrubim trên nắp thi ân của hòm giao ước.

Việc dựng các chêrubim vốn canh giữ trái sự sống trên hòm giao ước đã ám chỉ sự thật rằng trong hòm giao ước có chứa trái sự sống. Vì các chêrubim canh giữ hòm giao ước cũng mang gươm lưỡi chói lòa, nên khi Uxa lỡ giơ tay lên nắm hòm của Đức Chúa Trời, đã bị chết ngay tại đó, gần hòm giao ước; còn hai con trai của Arôn đã làm trái những điều Đức Chúa Trời phán dặn, đi đến gần hòm giao ước, nên bị lửa ở đó thiêu chết (II Samuên 6:1-7, Lêvi Ký 10:1-3).

Nơi rất thánh là nơi mà mỗi năm một lần chỉ thầy tế lễ thượng phẩm mới được đi vào, và nếu không bởi huyết thì không bao giờ đi vào được. Abên dùng huyết làm của lễ dâng, nên đã được Đức Chúa Trời nhậm lễ. Giống như vậy, khi đi vào nơi rất thánh được các chêrubim canh giữ thì cũng phải cần đến huyết. Tất cả các luật lệ của Cựu Ước chính là cái bóng để cho chúng ta biết về hình thật của các vật thật sắp xuất hiện ngày sau.

“Vả, luật pháp chỉ là bóng của sự tốt lành ngày sau, không có hình thật của các vật, nên không bao giờ cậy tế lễ mỗi năm hằng dâng như vậy, mà khiến kẻ đến gần Đức Chúa Trời trở nên trọn lành được… Vì huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội đi được.” Hêbơrơ 10:1-4

“sau lại nói: Đây nầy, tôi đến để làm theo ý muốn Chúa. Vậy thì, Chúa đã bỏ điều trước, đặng lập điều sau.” Hêbơrơ 10:8-9

“Sau những ngày đó, Ta sẽ để luật pháp ta vào lòng chúng nó Và ghi tạc nơi trí khôn, Lại phán: Ta sẽ chẳng còn nhớ đến tội gian ác của chúng nó nữa. Bởi hễ có sự tha thứ thì không cần dâng của lễ vì tội lỗi nữa… bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài” Hêbơrơ 10:16-20

Bởi luật pháp Cựu Ước là hình bóng không làm trọn vẹn được gì cả, nhưng phải có Huyết của Đấng Christ mới có sự tha tội trọn vẹn được. Chính vì thế, Đức Chúa Trời bỏ giao ước cũ mà lập giao ước mới bởi huyết của Đấng Christ vậy.

Đức Chúa Jêsus trở thành thật thể của Hòm Giao Ước và Nơi Thánh

Khi nhìn xem những điều lệ trong luật pháp mà Đức Chúa Trời ban cho Môise, thoạt đầu dường như thật phức tạp nhưng trong đó có sự sắp đặt của Đức Chúa Trời để ban sự cứu rỗi.

“Ước trước cũng có những luật về việc thờ phượng và một nơi thánh dưới đất. Vả, một đền tạm đã dựng lên: phần thứ nhứt gọi là nơi thánh, có chân đèn, bàn và bánh bày ra; rồi đến phía trong màn thứ hai, tức là phần gọi là nơi rất thánh, có lư hương bằng vàng và hòm giao ước, toàn bọc bằng vàng. Trong hòm có một cái bình bằng vàng đựng đầy mana, cây gậy trổ hoa của Arôn, và hai bảng giao ước…” Hêbơrơ 9:1-5

Khi người dân Ysơraên sống trong đồng vắng, họ đã không thể xây dựng nên đền thờ cố định. Phải di chuyển liên tục nên họ đã dựng nên lều tạm (nơi thánh) được xây theo kiểu mẫu và hình dạng của đền thờ. Đức Chúa Jêsus đã cho biết rằng đền thờ chính là thân thể Ngài:

“Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hãy phá đền thờ nầy đi, trong ba ngày ta sẽ dựng lại! Người Giuđa lại nói: Người ta xây đền thờ nầy mất bốn mươi sáu năm, mà thầy thì sẽ dựng lại trong ba ngày! Nhưng Ngài nói về đền thờ của thân thể mình.” Giăng 2:19-21

Vậy, rốt cục thật thể của đền thờ chính là Đức Chúa Jêsus. Trong đền thờ (nơi thánh) có đặt hòm giao ước, trong hòm có một cái bình bằng vàng đựng đầy mana, cây gậy trổ hoa của Arôn, và hai bảng giao ước mà Đức Chúa Trời ban cho Môise. Còn hai chêrubim canh giữ được đặt trên nắp thi ân của hòm giao ước. Vậy có thể thấy rằng hòm giao ước, tức là ba vật đựng trong hòm giao ước chính là trái sự sống, và là biểu tượng cho Đấng Christ. Trước tiên, hãy cùng xác minh rằng mana làm biểu tượng của Đấng Christ:

“Tổ phụ chúng ta đã ăn mana trong đồng vắng, theo như lời chép rằng: Ngài đã ban cho họ ăn bánh từ trên trời xuống… Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát.” Giăng 6:31-35

Suốt 40 năm sống trong đồng vắng, trước khi vào xứ Canaan, người dân Ysơraên đã ăn mana, là bánh từ trên trời xuống. Mana này đã được đựng trong cái bình bằng vàng và được đặt trong hòm giao ước, Đức Chúa Jêsus đã đích thân làm chứng rằng “Ta là bánh của sự sống”, nên mana có nghĩa là Đức Chúa Jêsus (Đấng Sự Sống).

Thứ hai, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của cây gậy trổ hoa của Arôn. Thông qua cây gậy này, Đức Chúa Trời đã lựa chọn Arôn làm thầy tế lễ thượng phẩm (Dân Số Ký 17:1-11). Thế thì, sao lại đặt cây gậy tượng chưng cho thầy tế lễ thượng phẩm vào trong hòm giao ước vậy?

“Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu, và sau khi đã được làm nên trọn vẹn rồi, thì trở nên cội rễ của sự cứu rỗi đời đời cho kẻ vâng lời Ngài, lại có Đức Chúa Trời xưng Ngài là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc.” Hêbơrơ 5:8-10

Cây gậy trổ hoa của Arôn chính là vật tượng chưng cho biết rằng Đức Chúa Jêsus đến thế gian này với tư cách là thầy tế lễ thượng phẩm. Cuối cùng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do Đức Chúa Trời đặt hai bảng giao ước trong hòm bảng chứng.

“Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời… Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.” Giăng 1:1-14

Đức Chúa Trời, tức là Ngôi Lời đã trở nên xác thịt mà đến, đó chính là Đức Chúa Jêsus. Theo đó hai bảng giao ước cũng làm tượng chưng cho Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời Ngôi Lời.

Việc đặt các chêrubim trên hòm giao ước để canh giữ mana, cây gậy của Arôn, cùng hai bảng giao ước cho thấy rằng Đức Chúa Jêsus sẽ xuất hiện với tư cách là thực thể của Trái sự sống mà được các chêrubim canh giữ.

Trái sự sống được ban cho chúng ta bằng Lễ Vượt Qua

Đức Chúa Jêsus cũng làm chứng rằng chính Ngài là thực thể của Trái sự sống ấy.

“Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại. Vì thịt ta thật là đồ ăn, huyết ta thật là đồ uống. Người nào ăn thịt ta và uống huyết ta, thì ở trong ta, và ta ở trong người. Như Cha, là Đấng hằng sống, đã sai ta đến, và ta sống bởi Cha; cũng một thể ấy, người nào ăn ta, sẽ sống bởi ta vậy.” Giăng 6:53-57

Tin tức tốt lành duy nhất đối với loài người mắc tội ăn trái thiện ác rồi phải chịu cái chết đời đời, chính là lời phán của Đức Chúa Trời rằng: cho phép ăn trái sự sống. Vậy mà, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời”, nên câu này có nghĩa là Ngài cho phép chúng ta ăn trái sự sống.

Đấng ra lệnh cho các chêrubim canh giữ để tội nhân chúng ta không đến gần trái sự sống được, chính là Đức Chúa Trời. Vậy, Đấng mở lại đường đến trái sự sống và cứu sống tội nhân chúng ta cũng chỉ là Đức Chúa Trời mà thôi. Theo đó, Đức Chúa Jêsus, Đấng hứa ban sự sống đời đời cho chúng ta bởi thịt và huyết báu của Ngài, đương nhiên phải là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus dựng nên giao ước mới Lễ Vượt Qua, cho chúng ta biết phương pháp ăn thịt và huyết Ngài (trái sự sống) và phán rằng: “Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn” (Tham Khảo Mathiơ 26:17-28, Mác 14:12-24. Luca 22:7-20).

Nhưng quỉ Satan vốn ghét lẽ thật trái sự sống này, nên nó đã làm xáo động lòng người, trải qua 3 cuộc tranh luận và hội nghị tôn giáo vào các năm 155, năm 197, năm 325, nó đã xoá bỏ Lễ Vượt Qua một cách gian xảo. Nó đã xoá bỏ Lễ Vượt Qua mà các hội thánh phương đông rất coi trọng. Lấy trung tâm là các hội thánh phương tây, bởi việc bắt kỷ niệm Lễ Phục Sinh vào ngày chủ nhật đầu tiên sau ngày Lễ Vượt Qua, chúng đã thay đổi ngày tháng, khiến cho không ai được giữ Lễ Vượt Qua.

Lịch sử này đã làm ứng nghiệm lời tiên tri trong sách Đaniên, rằng: kẻ đối nghịch với Đức Chúa Trời sẽ đổi những thời kỳ và luật pháp của Đức Chúa Trời (Tham khảo: Đaniên 7:25). Nhưng Kinh Thánh cũng cho biết rằng Đức Chúa Trời sẽ lại đến lần nữa để khôi phục lại Lễ Vượt Qua giao ước mới, là lẽ thật sự sống mà đã bị ma quỉ giẫm nát.

Dầu bao nhiêu nhà thần học nghiên cứu Kinh Thánh trong suốt hàng thế kỷ rồi nhưng họ vẫn không hiểu biết được lẽ thật Lễ Vượt Qua này. Bởi chỉ Đức Chúa Trời mới có thể ban cho chúng ta trái sự sống mà thôi.

Đức Chúa Trời là Đấng mở đường đi đến trái sự sống

Không phải bất cứ ai cũng vào được nơi rất thánh có trái sự sống, chỉ có thầy tế lễ thượng phẩm được xức dầu thánh mới được vào trong đó mỗi năm một lần mà thôi. Đức Chúa Jêsus đến thế gian với tư cách là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc và mở đường cho chúng ta đi đến với trái sự sống rồi.

“… Chúng ta giữ điều trông cậy này như cái neo của linh hồn, vững vàng bền chặt, thấu vào phía trong màn, trong nơi thánh mà Đức Chúa Jêsus đã vào như Đấng đi trước của chúng ta, vì đã trở nên thầy tế lễ thượng phẩm đời đời, theo ban Mênchixêđéc.” Hêbơrơ 6:17-20

Mỗi huyết súc vật hy sinh trong nơi thánh ở thời đại Cựu Ước thật ra tượng trưng cho huyết quý báu của Đấng Christ mà bị đổ ra trên thập tự giá vào những ngày tới. Nơi thánh và nơi rất thánh đã được ngăn cách bởi cái màn, thế nhưng Đấng Christ, là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban của Mênchixêđéc bởi quyền năng của huyết báu đã xé tan cái màn đó, mà mở đường để bất cứ ai cũng có thể vào nơi rất thánh để đến gần trái sự sống.

Kinh Thánh dạy bảo chúng ta rằng: Lý do Đấng Christ đã đến thế gian vào 2000 năm trước là để ban sự sống đời đời cho chúng ta, Ngài tái lâm cũng là vì sự sống chúng ta, tức là để cứu rỗi chúng ta mà thôi.

“cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.” Hêbơrơ 9:28

Vậy, Đấng Christ xuất hiện lần thứ hai phải là Đấng mang theo Lễ Vượt Qua, là lẽ thật của trái sự sống. Có như thế mới tháo gỡ được mọi sự mầu nhiệm được đóng kín từ vườn Êđen cho đến thời đại Thánh Linh, là thời đại cuối cùng này.

Những kẻ không được cho phép biết về sự mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng, thì dù có nhìn cũng không thấy được, có nghe cũng không thấu hiểu, cùng không nhận biết nữa. Vào đương thời Đức Chúa Jêsus cũng vậy, các thầy luật pháp không nhận ra Đức Chúa Jêsus, nhưng những người đánh cá đã nhận ra Ngài, những người chăn chiên ngoài đồng cũng nhận ra Ngài. Dầu là những người có vị trí và địa vị thấp hèn, nhưng khi nhận biết và tôn kính Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn, họ đã nhận được phước lành. Ngày nay cũng vậy, chúng ta là những người được cho phép biết về sự mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng ở thời đại này, thật là những người được phước lành.

Kinh Thánh đã làm chứng rằng Đấng ban cho chúng ta sự sống đời đời bởi diên rượu lọc sạch chính là Đức Chúa Trời (Tham Khảo Êsai 25:6-9). Đấng An Xang Hồng là Đấng tìm lại cho chúng ta giao ước mới Lễ Vượt Qua mà đã bị giấu kín suốt khoảng thời gian dài từ sau năm 325, chính là Đấng Cứu Chúa mà chúng ta chờ đợi ở thời đại này.

Vì phạm tội ăn trái thiện ác, chúng ta bị đuổi khỏi Nước Thiên Đàng, phải chịu hình phạt sự chết đời đời. Nhưng để cứu rỗi tội nhân chúng ta, Đức Chúa Trời đã tới tận đất này, tháo gỡ tất thảy mọi sự mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng để chúng ta có thể ăn được trái sự sống. Đấng An Xang Hồng chính là Đức Chúa Trời mang trái sự sống mà đến, là Đức Chúa Trời ban cho chúng ta phước lành sự tha tội, và kể cả phước lành được trở về Nước Thiên Đàng vĩnh cửu nữa. Mong tất cả các anh chị em đều trở thành các con cái quí báu biết dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời.