Sự bất hòa: Cơ hội để ai cũng có thể trở thành người thắng cuộc!

Sự bất hòa là chứng cớ của sự yêu nhau. Chớ trốn tránh nhưng hãy đối mặt một cách khôn ngoan.

14,832 lượt xem

Hầu như mọi ngày sự phạm tội xảy ra ở bên trong gia đình. Sự thiếu am hiểu khiến cho gia đình vốn là nơi chứa tình yêu và chăm sóc, cũng trở thành đối tượng để phạm tội. Đặc biệt là sự bất hòa càng chồng chất trong thời gian dài, không chỉ làm cho sự chống đối cảm xúc trở nên sâu sắc hơn mà còn là động lực chính gây ra các hành động cực đoan.

Ai đó đã nói rằng “Gia đình như việc chăm sóc vườn cây.” Dù là vườn cây đẹp đẽ đến thế nào nhưng nếu không nhổ bỏ cỏ dại thì cuối cùng cũng trở thành một vườn cỏ rậm rạp. Sự bất hòa chính là sự tồn tại giống như cỏ dại sống trong hàng rào gia đình. Dù là gia đình hạnh phúc và lý tưởng nhưng sự bất hòa trong gia đình luôn trỗi dậy. Sự bất hòa là chứng cớ cho sự rằng mình đang sống đồng thời cũng là chứng cớ cho sự rằng yêu thương lẫn nhau. Việc có bất hòa không có nghĩa là không yêu thương nhau, và yêu nhau không phải là không có sự bất hòa.

Nhiều người coi sự bất hòa như là việc nhức đầu khó chịu. Tuy nhiên, nếu nhìn thẳng vào hiện thực và chấp nhận như là cơ hội để nhìn lại, thì nó có thể trở thành điều chuyển đổi mới trong cuộc sống. Không phải là quá lời khi nói rằng việc đạt được gia đình hạnh phúc phụ thuộc vào việc giải quyết sự bất hòa như thế nào. Người ta nói rằng “Sau khi mưa, đất trở nên cứng.”, mỗi khi có sự bất hòa, nếu chúng ta đối mặt một cách khôn ngoan thì ngược lại sẽ giúp nâng cao lực liên kết và thân thiết hơn.

Đề phòng sự bất hòa

Khi xảy ra sự bất hòa, đối mặt một cách khôn ngoan là việc quan trọng nhưng nếu có thể thì cùng nhau cẩn thận và nỗ lực phòng trước cũng là một phương pháp khôn ngoan.

1. Không có gì sai, chỉ là sự khác biệt

Sự bất hòa bắt đầu từ tiền đề là “Tôi đúng, người khác sai.” Trước tiên, hãy phân biệt cái khác và cái sai. Bởi cớ rằng khác ý kiến với mình mà suy nghĩ kết luận rằng đó là sai, thì ấy chính là suy nghĩ sai lầm. Giống như việc trông thấy quả táo rơi như nhau, nhưng ai đó thì nói là vì lực vạn vật hấp dẫn, ai đó thì nói rằng đã đến lúc bị rơi rồi, ai đó thì nghĩ rằng chắc là ngon lắm, ai đó thì nghĩ rằng nếu táo rơi trúng người thì chắc là đau lắm. Vậy, cái nào là đúng, cái nào là sai? Dù là suy nghĩ nào cũng không sai. Chỉ là phương thức suy nghĩ khác nhau thôi.

Đặc biệt, hai người đã trưởng thành trong môi trường khác trở thành một gia đình thì việc hòa hợp với nhau trong một sớm một chiều giống như là việc bất khả năng. Thậm chí ngay cả những đứa trẻ sanh ra cùng bụng mẹ cũng có tính cách khác nhau. Nếu không công nhận sự khác biệt của nhau thì bất mãn sẽ xuất hiện. Sự bất mãn như thế sẽ trở thành nguyên nhân gây nên sự bất hòa. Đừng dựa vào giá trị quan của bản thân để thay đổi người khác, nhưng hãy tôn trọng nguyên vẹn gia đình và luyện tập việc chấp nhận nó.

2. Đừng nghe cho qua loa nhưng hãy chú ý lắng nghe

Đa số gia đình đối mặt với bất hòa là bởi sai lầm trong “việc nghe” là yếu tố cơ bản của hội thoại. Cắt lời trước khi đối phương chưa nói xong, hoặc không chú ý nghe, hoặc chỉ có một người đơn phương nói thì cuộc đối thoại trong gia đình sẽ dần dần biến mất. Việc giảm đối thoại là hiện tượng tiêu biểu xuất hiện khi mối quan hệ đang bị xấu đi. Khi người nhà nói chuyện thì đừng “nghe cho qua loa” nhưng hãy “lắng nghe”. Việc lắng nghe giúp cho tâm trạng của đối phương trở nên tốt hơn và sức mạnh trào lên. Mặc dù có thể không giúp giải quyết được vấn đề yêu cầu, nhưng dù chỉ chú ý lắng nghe câu chuyện của đối phương thì cũng giúp giảm được 90% sự bất mãn.

3. Hãy suy nghĩ rằng tôi cũng có thể sai.

Hãy suy nghĩ rằng ký ức của mình cũng có thể sai, năng lực phán đoán của mình có thể có yếu điểm, cách suy nghĩ của mình cũng có thể ngốc nghếch, hành động của mình trước sau có thể không giống nhau, những sự mà mình đã nghĩ là sự khôn ngoan cũng có thể không phải là sự khôn ngoan, và cũng có thể có những phần mà mình đã chưa nghĩ đến được. Chúng ta hãy luôn nhận thức rằng đối với mình cũng có thể có mâu thuẫn, giới hạn và sai lầm.

4. Hãy đứng trên lập trường của đối phương.

Người ta thích những người hiểu cho mình hơn là những người nói lời đúng. Tâm lý của con người là nỗ lực để chấp nhận lời nói của người hiểu cho mình dù người đó nói gì đi chăng nữa, nhưng không muốn nghe lời của người không hiểu cho mình dù người đó nói lời đúng đi chăng nữa. Để hiểu được đối phương thì trước tiên phải đứng trên lập trường của đối phương. Tất cả mọi hành động đều có lý do. Nếu suy nghĩ dựa trên lập trường của đối phương thì dù không phải là 100% nhưng sự am hiểu sẽ trở nên rộng hơn.

Giải tỏa sự bất hòa nhất định phải bằng sự thắng- thắng (win win)

Cuộc cãi vã giữa gia đình không phải là trận đấu. Chỉ có thắng – thắng hoặc thua – thua. Nếu giải quyết sự bất hòa, và mối quan hệ thân mật được siết chặt hơn trước đây thì tất thảy đều là người thắng cuộc; nhưng nếu không hòa giải và quay lưng nhau để vết thương trong lòng thì tất thảy đều là người bị thua. Dù thắng được gia đình nhưng không phải được nhận lấy vòng nguyệt quế, và dù thua thì cũng không phải việc lớn xảy ra đâu. Nguyên tắc giải tỏa sự bất hòa mà cả gia đình đều trở thành người thắng cuộc là như sau.

1. Mục đính của cuộc cãi vã là giải quyết vấn đề chứ không phải trút giận.

Nếu bị trói buộc bởi cảm tính thì có nhiều trường hợp khuếch trương thành cơn trút giận chỉ thốt ra lời bất mãn. Không có sự gì làm cho đau lẫn nhau và lãng phí hơn là cuộc cãi vã có tính trút giận. Hãy công nhận rằng dù cãi nhau vì rất tức giận nhưng mục đích của cuộc cãi vã không phải là để trút giận hoặc phân biệt đúng sai, mà là để giải quyết vấn đề, tức là “duy trì mối quan hệ tốt đẹp”.

2. Đối tượng công kích là vấn đề chứ không phải là con người.

Khi gây ra xung đột vì sự khác biệt ý kiến với gia đình, thì dễ lấy đối phương làm đối tượng công kích. Nếu lấy bản thân đối phương làm vấn đề thì sự cãi nhau trở nên lớn hơn. Đặc biệt, đề cập điểm yếu, tính cách hoặc bản tính của gia đình là không hay lắm. Hãy tìm sự nhất trí ý kiến về vấn đề chứ không phải con người.

3. Hãy xử lý chỉ vấn đề hiện tại.

Khi tức giận thì chợt nhớ tới những việc đã cảm thấy khó chịu trong quá khứ. Nhưng nếu chỉ trích ngay cả những việc đã kết thúc thì khó giải tỏa sự bất hòa hơn. Cho nên, cần thiết kiểm điểm theo ý thức rằng lời nói của bản thân mình có thoát khỏi vấn đề hiện tại hay không.

4. Hãy có thái độ tích cực.

Đối phương đề ra bất mãn và nỗ lực để giải quyết vấn đề, nhưng nếu mình trốn tránh điều này hoặc xử lý một cách không chu đáo thì ấy không khác nào đánh mất cơ hội hiểu nhau. Gia đình bền vững thì không tích lũy bất mãn rồi sau này sử dụng nó như vũ khí. Nếu có khả năng thì nên giải quyết vấn đề trước khi một ngày trôi qua, trừ trường hợp chờ đợi cho tấm lòng của đối phương được lắng dịu hoặc cho đến khi người nhà trở về nhà từ công ty hoặc trường học và gặp gỡ nhau.

5. Hãy lui lại một bước.

Nói gì thì nói, cách giải quyết tốt nhất khi xảy ra sự bất hòa là nói xin lỗi hoặc nhường nhịn nhau. Lời nói “xin lỗi” truyền đạt đồng thời ba lời nhắn rằng “Ấy là lỗi lầm của tôi.”, “Tôi tôn trọng anh (em).”, “Tôi suy nghĩ quý trọng về mối quan hệ của chúng ta.” Cuộc cãi vã gia đình nổ ra chỉ vì việc nhỏ. Khi đối phương tức giận vì tôi thì phải nói xin lỗi trước hơn là biện minh và làm cho hiểu. Sự minh oan là thứ tự tiếp theo. Nếu nói xin lỗi thì có thể giải quyết vấn đề, chứ đừng khiến cho cuộc cãi trở nên lớn bởi lòng tự tôn vô tích sự.

Vào ngày nay, giải tán gia đình đang gia tốc hoá, sự bất hòa giữa các thành viên gia đình trở nên quá mức và dẫn đến tội phạm nghiêm trọng. Phương pháp có thể giảm vấn đề thể ấy chỉ là thông hiểu. Ai cũng mong muốn gia đình bản thân mình được hạnh phúc, nhưng gia đình hạnh phúc tuyệt đối không phải tự dưng mà thành được. Càng nỗ lực và cố gắng bao nhiêu thì được hạnh phúc bấy nhiêu.

Tham khảo
“Cách sống thoải mái với những người gần gũi” (Kim Seon Hui)
“Người lôi cuốn khác 1%” (Lee Min Gyu)