Nếu là cha mẹ có con cái tuổi dậy thì

Làm thế nào để có thể sống tốt với con cái bước vào tuổi dậy thì “Tả xung hữu đột” ?

21,222 lượt xem

Đứa trẻ vốn chỉ rời mẹ nó ra một chút thì kêu khóc ầm ĩ đến vang trời, nhưng khi mẹ nó xuất hiện thì lại cười tươi ngay, và nếu mẹ nó nói rằng nấu đậu tương từ đậu đỏ thì nó cũng tin. Đứa trẻ thể ấy lớn lên, đi học, rồi càng lên lớp thì càng thích hòa đồng với các bạn bè hơn, giữ bí mật với mẹ nó, không còn thấy đâu hình ảnh kể thậm chí cả chuyện lặt vặt với mẹ nó nữa. Hơn nữa, nó hay nổi cáu như cơm bữa, để tâm nhiều đến ngoại hình, thậm chí còn đóng cửa phòng nữa. Chính là lúc tuổi dậy thì tìm đến.

Tùy từng người mà có sự khác biệt, nhưng tuổi dậy thì thường bắt đầu từ khoảng năm lớp 5 tiểu học, và đến lớp 8 trung học cơ sở (trung nhị: trung học năm 2 theo hệ thống giáo dục Hàn Quốc) thì lên đến cao trào nhất. Vậy nên Bắc Triều Tiên mới có lời khôi hài rằng lý do không thể Nam tiến vì sợ trung nhị. Cũng phát sinh từ mới, gọi tuổi dậy thì là “trung nhị bệnh (bệnh của học sinh trung học năm 2)”. Đây là từ được sử dụng lần đầu tại một đài radio của Nhật Bản, ngoài chỉ ra thanh thiếu niên bước vào tuổi dậy thì, còn chỉ ra những người hay phản kháng và đi sai lệch hoặc người phô trương.

Tuổi dậy thì là đau tăng trưởng để trẻ em trở thành người lớn. Các bậc cha mẹ cũng chịu chung đau đớn ấy. Trẻ em thì tùy theo trẻ em, lo lắng bởi sự xáo trộn do sự biến hóa thể xác lẫn tinh thần, còn các bậc cha mẹ thì bồn chồn, dè chừng trước hành động không lường trước và không nắm bắt được của con cái. Dù vậy, không phải cứ đến tuổi dậy thì là phản kháng thình lình. Thời kỳ này là lúc nhạy cảm với ánh mắt của những người khác nhìn bản thân mình và có ý chí mãnh liệt muốn thoát khỏi kiểm soát của cha mẹ mình, nên thường tỏ ra phản cảm trước lời càu nhàu hoặc thái độ mang tính quyền uy yêu cầu phục tùng. Nếu coi hành động thể ấy đơn thuần chỉ là “hành động của đứa trẻ ương bướng” thì mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái có thể trở nên xa lạ. Người cần thiết nhất trên thực tế dù con cái gắng đẩy ra xa chăng nữa chính là cha mẹ luôn nâng đỡ và ủng hộ ở bên cạnh.

Hãy làm cho não của tuổi teen có được trải nghiệm tốt đẹp trong khi đang thi công.

Tuổi dậy thì là thời kỳ bộ não được sửa lại mới, cùng với đặc điểm giới tính thức cấp của cơ thể. Đến 12 ~ 17 tuổi thì xảy ra sự phát triển bùng nổ của các tế bào thần kinh ở trùy trán. Não của trẻ nhỏ đi vào thi công theo quy mô lớn để có được khả năng suy nghĩ và phán đoán chín chắn giống như não của người lớn. Nói thành một câu thì, não của các trẻ tuổi dậy thì giống với công trình thi công phá dỡ một phòng 33 mét vuông mà sửa thành căn hộ chung cư 165 mét vuông. Lúc này phần quan trọng nhất là thùy trán. Thùy trán hạn chế kích động, điều chỉnh tức giận và quản lý trí nhớ, suy nghĩ mang tính lý trí, phán đoán v.v…, ngược lại, hạch hạnh nhân phụ trách các cảm xúc như sợ hãi, tức giận và buồn bã. Các trẻ em tuổi dậy thì có thùy trán trong trạng thái bất ổn định, phản ứng hạch hạnh nhân nhay nhạy hơn, vì hạch hạnh nhân phát triển sớm hơn thùy trán. Thế nên có nhiều trường hợp phản kháng hoặc ứng phó theo cảm xúc đối với kể cả việc nhỏ.

Trong quá trình thể này, nghiện game hoặc sử dụng điện thoại thông minh vô tội vạ trở thành chướng ngại vật lớn trong sự phát triển thùy trán. Sự nghiện điện thoại thông minh & game của thanh thiếu niên sớm đã nổi lên là vấn đề xã hội nghiêm trọng. Bởi vì có thể giải tỏa được stress quá độ về học hành, lòng hiếu kỳ tràn đầy, và đạt được khoái cảm trong thế giới ảo bởi các suy nghĩ và hành động không thể được kinh nghiệm trong thế giới hiện thực.

Thật mỉa mai thay, tại trường học mà các con cái của những người trong ngành IT đang thống lĩnh thế giới như Google và Yahoo v.v… chủ yếu theo học, việc sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh được nghiêm cấm triệt để. Thay vào đó, làm cho học sinh đọc sách, cảm nhận thiên nhiên và tích lũy kinh nghiệm đa dạng. Phải đến lúc lên lớp 10 trung học phổ thông thì mới giáo dục kỹ thuật số. Điều này là theo tín niệm rằng duy chỉ học sinh biết được niềm vui của đọc sách và tập thể thao thì mới không nghiện dù sử dụng máy IT.

Cái gì mang lại lòng thỏa mãn và niềm vui lớn cho trẻ em tuổi dậy thì là điều rất quan trọng. Tùy thuộc vào cảm thấy khoái cảm từ game, Internet, bạo lực, hành động mang tính khích động v.v…, hay cảm thấy khoái cảm từ thể thao, leo núi, đọc sách, biểu diễn nhạc cụ, việc làm thiện lành v.v… mà não cũng đổi khác. Hãy để cho con cái có được niềm vui tích cực nhờ đó trải qua tuổi dậy thì hạnh phúc và hình thành được nhân cách chín chắn.

Cha mẹ phải làm người cố vấn thay vì người quản lý

Nếu ví cuộc đời với bữa ăn thì cho đến tận thời học sinh tiểu học thì ăn cơm mà cha mẹ mình dọn cho, nhưng bước vào tuổi teen thì ấy là thời kỳ bản thân mình đứng ra thử nấu cơm. Tuy không có tri thức về cách nấu, dụng cụ nấu và nguyên liệu, nhưng dù gì đi nữa cũng xông xáo định nấu dù là thức ăn. Nếu cha mẹ không cho con mình vào bếp vì lo chúng bị bỏng bởi lửa gas hay bị đứt tay, thì con cái lén làm trộm, hoặc làm cùng các bạn cùng trang lứa để rồi làm hỏng nguyên liệu.

Khi con cái đến tuổi muốn tự nấu cơm thì cha mẹ phải làm người cố vấn thay vì người quản lý. Dĩ nhiên, tin tưởng và ủng hộ con cái kém khả năng phán đoán và thiếu kinh nghiệm là việc không dễ dàng. Dù mắt mình nhìn thấy rõ ràng con cái đang đi đường xa và hiểm hóc thay vì đường tắt, thì cũng không được quên mất rằng đối với con cái, quá trình trải qua thử nghiệm và sai lầm rồi đi tìm lời đáp còn quan trọng hơn cả đáp án đúng.

Cha mẹ quan tâm quá mức đối với con cái tuổi teen và áp bức làm theo ý mình thì sẽ trở nên mối quan hệ tuyệt đối, ngược lại, nếu từ bỏ bởi suy nghĩ rằng “Có nói thì con cái cũng không nghe lời.” và bỏ mặc con cái thì sẽ mang lại kết quả còn nghiêm trọng hơn cả áp bức. Thật tốt nếu cho con cái cơ hội có thể thách thức, và dõi theo bằng lòng nhẫn nại.

Các thanh thiếu niên ghét bị coi là trẻ con nhưng muốn được đối xử như là người lớn, dù vậy, đôi khi lại muốn được cha mẹ bảo vệ. Bề ngoài thì không hoan nghênh giáo huấn của cha mẹ, nhưng trong lòng thì kỳ vọng và trông cậy. Trước hình ảnh hai mặt thể này, cha mẹ hoang mang không biết phải tùy chỉnh theo điểm nào. Tuy nhiên, dù đuối sức và mệt mỏi chăng nữa, cũng phải nỗ lực để kết mối quan hệ khăng khít thân mật với con cái. Khi mối đồng cảm được hình thành thì con cái mới lắng tai nghe lời khuyên tỏa ra từ sự khôn ngoan và kinh nghiệm của cha mẹ.

Giao thông với con cái tuổi dậy thì

1. Trẻ em muốn được tôn trọng

Theo một cuộc điều tra mà một nhà xuất bản giáo dục đã thực tiễn đối với 426 học sinh cấp II thì 43,8% đã trả lời câu hỏi phương pháp khắc phục tuổi dậy thì rằng “Cần thiết sự quan tâm và tôn trọng của gia đình và bạn bè.” Nếu con cái đang trong tuổi dậy thì, thì không được coi chúng như em bé nữa. Phải tôn trọng cảm xúc, suy nghĩ và nhân cách của con cái. Nếu cứ coi như em bé và bắt làm theo ý của cha mẹ thì con cái chỉ tăng dần tấm lòng phản kháng thôi. Nhưng điều này không có nghĩa rằng đối xử với con cái như bạn bè đâu. Tức là cha mẹ phải nói suy nghĩ và cảm giác của mình trong khi giữ vị trí của cha mẹ, không nên phán lệnh đơn phương và không nên luôn cho mình là đúng.

2. Hãy phát hiện ưu điểm của con cái

Trong tuổi dậy thì, con cái giàu tình cảm hơn lý trí, cho nên có khi vui mừng nhảy vọt lên bởi một lời nói nhỏ, cũng có khi bị tổn thương nặng bởi một lời chỉ trích. Lúc này, phương pháp tốt là chỉ trích lỗi lầm của con cái lặng lẽ, còn khen và nói thường xuyên về ưu điểm. Con cái sẽ kể vấn đề của mình cho cha mẹ khen mình. Lời khen có hiệu quả hơn khi cho biết cụ thể về nội dung chưa từng nghĩ tới. Quan sát những gì người khác không nhận ra và khen thì con cái sẽ vui mừng hơn.

3. Hãy trò chuyện chân thành

Nhiều trẻ em từ chối đối thoại với cha mẹ vì khi nói chuyện với cha mẹ thì cuối cùng cha mẹ sẽ trách móc. Trong tình huống cha mẹ ít khi nói chuyện với con cái thì họ sẽ chỉ trích lỗi lầm của con cái vì muốn nói hết những điều muốn nói suốt thời gian qua. Cha mẹ phải thường xuyên hỏi xem con cái muốn điều gì, muốn cha mẹ làm cho như thế nào với thái độ bao dung, và giải quyết thông qua đối thoại chân thành. Không cần nói chuyện với chủ đề nghiêm trọng. Phải nói nhiều về việc nhỏ xảy ra thường ngày, và điều quan trọng nhất là lắng nghe lời của con cái.

​Mẹo hay
Lời không nên nói với con cái tuổi dậy thì
​“Sao con lại có bộ dạng ấy thế?” – Làm cho con cái cảm thấy phẫn nộ và tuyệt vọng tột độ.
“Việc mà con làm đều thế cả thôi mà.” – Dù không hài lòng với hành động của con cái chăng nữa thì biểu hiện mang tính cực đoan là điều cấm kỵ.
“Thấy chưa. Vì không nghe lời cha mẹ nên mới thành ra như thế đó!” – Bẻ gãy ý chí và làm cho con cái tuyệt vọng.
“Gì mà bất mãn đến thế?” – Tuổi dậy thì là “thời kỳ tật phong nộ đào (cuồng phong sóng dữ)” nên thỉnh thoảng cảm thấy buồn bã, phẫn nộ hoặc bất lực. Lời khiển trách được nghe thể như lời coi thường chính bản thân sự có cảm xúc thể ấy.
Ngoài ra, các lời làm giảm lòng tự tôn như lời tục tằn, lời càu nhàu, mệnh lệnh một chiều v.v… làm cắt đứt hội thoại, nên hãy thận trọng.

4. Hãy biểu hiện tình yêu thương

Điều giúp ích lớn nhất cho các con cái tuổi dậy thì, là sự cha mẹ đối xử một cách ấm áp. Không nên suy nghĩ rằng yêu con cái bằng tấm lòng là đủ rồi, nhưng phải làm cho con cái cảm nhận thông qua lời nói hoặc hành động rằng mình đang được cha mẹ yêu thương. Đôi tay của cha mẹ ôm, bắt tay, vỗ nhẹ vai v.v… có hiệu quả làm xoa dịu stress, và mang lại cảm giác bình yên về mặt tình cảm cho con cái. Và bởi các lời như “Dù ai nói gì chăng nữa thì con là quan trọng nhất đối với mẹ!”, “Dù vậy cũng không sao. Lần sao làm tốt là được mà!”, “Nhờ con mà mẹ hạnh phúc dường bao!”, hãy biểu hiện tình yêu thương và gieo trồng cho con cái niềm tin rằng lúc nào “cha mẹ cũng đứng về phía mình”.

5. Hãy làm cho biết được sự quý trọng của gia đình

Trẻ em biết về sự quý trọng của gia đình không chỉ có lòng tự tin mà còn tìm ra phương pháp chiến thắng một cách khôn ngoan dù phát sinh khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè hoặc với thầy cô v.v… Muốn để cho biết sự quý trọng của gia đình thì trước tiên cha mẹ phải cho thấy hình ảnh tốt đẹp. Sự bất hòa giữa vợ chồng, thiếu tình cảm, cắt đứt hội thoại với cha mẹ v.v… dễ đẩy con cái trong thời thanh thiếu niên vào sự hỗn loạn và xung đột. Theo một cuộc điều tra nọ thì tỷ lệ các trẻ em lớn lên ở gia đình mang tính bạo lực trở nên thanh thiếu niên hư hỏng là cao gấp 5 lần. Vợ chồng tôn trọng lẫn nhau thì các con cái cũng tôn trọng cha mẹ. Hình ảnh gia đình hòa thuận, vợ chồng nói chuyện tình cảm, dẫn dắt cho các con cái thông hiểu tốt với thế gian.

Tuổi teen là thời kỳ mang tính quyết định hình thành giá trị quan của cả đời. Tiến sĩ Mike Riera, chuyên gia giáo dục người Mỹ cho rằng từ khóa thành công của cha mẹ có con tuổi teen là sự nhẫn nhịn, tin tưởng, và tình cảm thân thiết. Để trái được chín thì phải chịu đựng nhiệt mặt trời nóng bỏng và mưa gió khắc nghiệt, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng giống như vậy. Vào lúc nhạy cảm và bất ổn định nhất trong quá trình phát triển của con người, nếu có cha mẹ luôn biết khích lệ ở phía của bản thân thì con cái có thể hoàn thành tốt tuổi dậy thì và trưởng thành thành người lớn tuyệt vời.