Một lời nói ấm áp, cứu sống gia đình!
Dù là nhỏ nhưng công việc lớn nhất có thể làm cho gia đình chính là nói ấm áp đầy dẫy sự quan tâm và tình yêu.
Lời nói [言] trả nợ ngàn vàng, và dù không có chân nhưng đi con đường ngàn dặm. Năng lực của lời nói không chỉ như vậy đâu. Lời nói nhấc lên hạ xuống tùy ý kể cả hạnh phúc của gia đình. Bởi vì một lời nói có thể khiến cho mối quan hệ gia đình rạn nứt, một lời nói cũng có thể giúp cho tình yêu gia đình được bền chặt hơn.
Nghe ngôn ngữ mà các thành viên nhà ấy sử dụng thì có thể đoán biết được gia đình ấy hòa thuận và bền chặt dường bao. “Thế nào mà làm việc gì cũng chẳng nên trò trống gì vậy?”, “Suốt cả ngày ở lì trong nhà mà làm cái gì vậy hả?”, “Con giống ai mà chẳng nghe lời gì thế?” Ở trong gia đình thản nhiên thốt ra những lời cào xé lòng như thế này, thì tình cảm gia đình không thể nào nảy mầm được.
Ai cũng muốn có gia đình ấm áp. Khi trở về nhà với thân thể mệt mỏi sau khi kết thúc công việc một ngày, nếu trong nhà tràn ngập ôn khí ấm cúng thì hạnh phúc dường bao! Phương pháp làm tăng ôn khí trong nhà chính là nói lời ấm áp. Dù bật lò sưởi chăng nữa, nhưng nếu trong nhà yên lặng không nói năng gì, hoặc giữa gia đình nói lời lạnh nhạt, nói năng tùy tiện và lớn tiếng lẫn nhau thì trâm trạng như là ở trong phòng lạnh.
Dựa theo kết quả của nhiều cuộc điều tra khảo sát, hầu hết những người tham gia khảo sát đều đáp rằng khoảng thời gian đối thoại với gia đình là dưới 30 phút trong một ngày. Dù sống chung một mái nhà nhưng không có thời gian đối thoại vì bận rộn cũng đã là hiện thực đáng tiếc nuối rồi, thế mà điều đáng tiếc nuối hơn nữa là cuộc đối thoại gia đình chưa đầy 30 phút ấy không diễn ra một cách vui vẻ nhưng kết thúc bởi sự bất đồng. Nào có điều gì đau lòng bằng sự khoảng thời gian thể như hoàng kim ấy tiêu hết trong việc gây ra bất hòa giữa gia đình?
Nhưng không nhất thiết rằng thời gian đối thoại phải dài mới tốt. Nếu thêm sức mạnh và dũng khí cho nhau, và xác nhận được tình yêu thương thì khoảng thời gian ngắn cũng đủ rồi. “Em tin anh.” “Không sao. Có thể như vậy mà.” “Vì có con nên cha mẹ rất hạnh phúc.” Chỉ một lời nói này thôi cũng đủ làm tăng nhiệt độ trong nhà. Cứu bầu không khí gia đình. Hơn nữa là cứu gia đình.
Ngôn ngữ bạo lực chính là bạo lực
Lời nói bừa bãi càng ngày càng quá mức. Thanh thiếu niên chửi như không và cũng có người nghỉ việc vì không thể chịu nổi sự chửi rủa của khách hàng hoặc cấp trên. Ngay cả trong sự phát sóng có lời nói bừa bãi không có gì trở ngại, khi đi vào thế giới ảo mà nặc danh được đảm bảo thì tình huống trở nên trầm trọng hơn.
Chuyên viên phương tiện giao tiếp Patricia Evans đã nói rằng “Ngôn ngữ bạo lực là phương pháp cho thấy bản thân mình ở vị trí cao hơn. Dù không thấy được khác với bạo lực, nhưng gây ra sự đau đớn lớn hơn. Người bị hại sẽ rơi vào hỗn loạn và lòng tự trọng bị sụp đổ.” Bày tỏ bản thân mình ở vị trí cao thông qua ngôn ngữ dữ dội hoặc phong cách nói có tính công kích thật là suy nghĩ sai lầm. Bề ngoài có vẻ đối phương ngoan ngoãn nghe lời nhưng thật sự tấm lòng chẳng công nhận người nói như thế ở vị trí cao hơn mình.
Lý do người ta sợ sự lầm lỗi dĩ nhiên là bởi sợ sự tác động về lầm lỗi đó, nhưng cũng là bởi lời nói sẽ nghe từ người khác. “Sao chẳng làm được việc gì nên thân?”, “Anh luôn là thế thôi.”, “Tin anh thật là sai lầm đối với tôi.” Vì nghĩ trước đến những lời nói như dao găm có thể đâm vào lòng nên mất tự tin. Dù gây ra lỗi lầm nhưng nếu bị công kích bởi những lời nói thế này thì có thể phát sinh sự phản cảm rằng “Việc nhỏ nhặt này mà sao quá khích như vậy?”, “Để xem anh ta làm giỏi bao nhiêu!”
Trẻ con nghe ngôn ngữ bạo lực từ cha mẹ và trưởng thành thì dễ bị đi vào con đường xấu. Dù là người lớn nhưng có thể bị lung lay vì một lời nói thô bạo, huống chi trẻ con chưa trưởng thành. Lời nói bừa bãi được bao bọc bằng lời nói tốt mã rằng “Để làm cho người nghe có kết quả tốt mà đã nói vậy!”, thì mặc dù nói để làm cho người đó có kết quả tốt, nhưng người nghe bị căng thẳng thì hiệu quả là số không hoặc bị lỗ. “Vì là gia đình nên mới nói cho lời không muốn nghe. Nếu tôi không nói thì ai nói cho?” Chúng ta phải nghĩ xem mình có thản nhiên chỉ trích hoặc làm cho gia đình bị căng thẳng bởi sự trách nhiệm thế này không. Khi nhất thiết phải chỉ trích thì phải nói lời nói ấm áp để làm cho tấm lòng của người nghe không bị tổn thương. Khi làm thế này thì đối phương cũng cảm thấy đó là lời nói phát ra từ quan tâm và tình yêu, cuối cùng sự ấm áp đó làm cho người đó được biến hóa.
Lời chửi, lời nói thấp kém bên ngoài, lời nói coi thường năng lực, lời nói làm bẩn nhân cách v.v… ngôn ngữ bạo lực chính là bạo lực thôi. Ấy là con đường tắt làm cho gia đình bị héo tàn và bị ngã bệnh. Nếu trong nhà có nhiều súng, kiếm, dao và quả bom thì sát phạt bao nhiêu? Lời nói cũng có thể thành vũ khí như thế. Cái giá sử dụng vũ khí đó sẽ trở lại bản thân mình. Bời vì người nghe ngôn ngữ bạo lực là người bị hại nhưng người nói cũng thành người bị hại. Não của chúng ta không biết phân biệt lời nói ra từ miệng là lời nói về bản thân mình hay là lời nói về người khác. Nên kể cả lời nói xấu về người khác thì não cũng tự tiếp nhận thành lời dành cho bản thân mình.
Dù cả đời chỉ nói lời nói tốt đi nữa thì cuộc sống của chúng ta rất ngắn. “Chán quá.”, “Chết rồi.” Cuộc sống vấy bẩn bởi những lời nói thế này không thể hạnh phúc được đâu. Hãy nhìn lại thói quen ngôn ngữ của mình và cách nói khi nói chuyện cùng với gia đình.
Uy lực của một lời nói ấm áp
Một người đàn ông độ tuổi 30 đã ngồi một cách nguy hiểm trên cầu Hapenny ở Dublin Airơlen và rơi nước mắt. Vì anh ta đã quyết định tự sát. Lúc đó trong khi đi qua cầu đó, Jamie, thiếu niên 16 tuổi nhìn thấy hình ảnh đó và đến gần mà hỏi rằng “Chú có sao không?” Thiếu niên đó cứ bắt lời với người đàn ông ấy, nên cuối cùng anh ta đi ra nơi an toàn và đổi quyết định. 3 tháng sau, thiếu niên đã nhận được tin nhắn từ người đàn ông đã toan tự sát. Anh ta đã gửi tin nhắn rằng vợ mình đang mang thai con trai, nên muốn đặt tên là “Jamie”. Anh ta cho biết rằng dường như vẫn còn nghe thấy tiếng Jamie bên tai rằng “Chú có sao không?”, và rằng vì một lời nói của Jamie mà mình có thể được sống.
Vận động viên Park Ji Seong mà được gọi là anh hùng bóng đá Hàn Quốc, đã nói rằng khi một mình ở trong phòng thay quần áo vì không thể ra trận bóng đá do chân bị thương vào thời còn chưa nổi tiếng, huấn luyện viên Hiddink đã nói rằng “Sức mạnh tinh thần của em rất tuyệt vời. Nếu giữ sức mạnh tinh thần thì nhất định có thể trở thành cầu thủ tuyệt vời.” Park Ji Seong cho biết rằng lời nói ấm áp của huấn luyện viên Hiddink đã làm thay đổi cuộc sống của bản thân mình.
Không phải chỉ có một hai trường hợp cuộc sống thay đổi vì một lời thế này đâu. Giá trị một lời nói ấm áp không thể được so sánh bất cứ cái gì. Vì một lời nói rằng “Hôm nay vất vả nhiều rồi.” mà đôi vai sệ xuống của gia trưởng được duỗi thẳng ra, vì một lời nói rằng “Em đẹp hơn nữ diễn viên nào đó.” mà nếp nhăn trên trán của người vợ được làm giãn nếp. Và vì một lời nói rằng “Con yêu cha mẹ.”, “Cha mẹ yêu các con”, mà cha mẹ và con cái trở thành người hạnh phúc nhất trên thế gian.
Một lời nói ấm áp cứu người phẫn nộ khỏi cơn nóng giận. Khi gia đình nổi giận và hưng phấn, nếu nói lời nói có tính công kích rằng “Chỉ ở mức đó thôi mà sao quá khích vậy?”, “Sao trút cơn giận lên đầu tôi?”, “Tôi làm sai trái gì mà nói thế?”, thì ấy như là đổ dầu thêm vào lửa cháy. Lúc đó thì phải nói ấm áp rằng “Xin lỗi.”, “Chắc nổi giận nhiều rồi. Xin nói lý do nổi giận cho tôi.”, rồi cảm thông và nghe câu chuyện tại sao nổi giận thì đối phương cũng xả giận.
Cha mẹ tốt nhất là cha mẹ nói lời nói ấm áp cho con cái hơn là cho mặc áo đẹp và cho đi học ở trung tâm tốt. Người chồng tốt nhất là người chồng nói lời nói ấm áp cho vợ hơn là kiếm tiền nhiều. Và người vợ tốt nhất cũng là người vợ giúp sức cho chồng bằng lời nói ấm áp. Trong một lời nói ấm ấp có sức sống. Hãy phân tán uy lực ấy cho gia đình trong cuộc sống.
Vào đương thời đảng quốc xã thảm sát hàng loạt người Giuđa, trong xe lửa đi hướng tới trại lao động Auschwitz, em trai làm mất đôi giày nên chị gái nổi giận như lửa và nói: “Em ơi, sao không thể giữ đồ vật của mình? Tại sao lại như vậy?” Sau lời nói cuối cùng này, hai chị em không thể gặp nhau được nữa. Lời nói đó trở nên lời nói cuối cùng mà chị gái để lại cho em trai. Khi một mình chị gái còn sống sót và ra khỏi Auschwitz, thì đã quyết định thế này. “Sau này, tôi chỉ nói lời nói không xấu hổ dầu ấy là lời nói cuối cùng.”
Cuộc sống của chúng ta không thể dự đoán cái gì trước mặt. Hãy nhớ lời nói mà mình đã nói với gia đình vào hôm nay. Và nghĩ rằng ấy là lời nói không hối hận dù chia tay đời đời, và ấy là lời nói tốt dầu thành lời nói cuối cùng để lại cho gia đình.