WATV.org is provided in English. Would you like to change to English?

ASEZ, Đoàn phụng sự sinh viên Hội Thánh của Đức Chúa Trời tổ chức chiến dịch “Không còn sự bạo hành bằng lời nói”

“Lời nói có sức mạnh hơn một thanh gươm.”

2/10/2020 9,021 lượt xem

Ngày 2 tháng 10 là Ngày Quốc tế Bất bạo động mà Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố vào năm 2007. Vào ngày này, với mong muốn một thế giới hòa bình mà không có bạo lực, ASEZ – Đoàn phụng sự sinh viên Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới tổ chức chiến dịch “Không còn sự bạo hành bằng lời nói” tại khắp mọi nơi trên thế giới.

Chiến dịch này kéo dài trong vòng 10 ngày, từ ngày 2 đến ngày 11 tháng 10, đã bắt đầu với khẩu hiệu “Lời nói có sức mạnh hơn một thanh gươm”, với mục đích cho biết mức độ nghiêm trọng của bạo hành bằng lời nói và hướng dẫn chính xác văn hóa ngôn ngữ. Theo một cuộc khảo sát về thực trạng bạo lực học đường được thực hiện vào năm 2019 trên một triệu học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Hàn Quốc, bạo lực bằng lời nói được báo cáo là loại bạo lực phổ biến nhất. Trong cùng năm đó, Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc đã đưa ra số liệu về loại bạo lực phổ biến nhất tại nơi làm việc, cũng chính là bạo lực bằng lời nói. Trong khi bạo lực trên mạng đang gia tăng từng ngày do việc sử dụng Internet và điện thoại thông minh, một cuộc khảo sát được thực hiện với 7.000 người cũng cho thấy loại bạo lực trên mạng phổ biển nhất là bạo lực ngôn ngữ.

Trong suốt chiến dịch, thông qua trang web riêng, ASEZ đã tổ chức chiến dịch chữ ký trực tuyến – với niềm hy vọng hướng tới việc cùng nhau đối phó với bạo lực bằng lời nói trong cuộc sống hàng ngày, và hăng hái khuyến khích mọi người việc ngăn chặn bạo lực bằng lời nói, sử dụng ngôn ngữ ngay thẳng, và nói những lời động viên tới người khác. Hơn nữa, ASEZ đã đăng 12 loại bạo lực bằng lời nói, như là chửi thề, phí báng và đe dọa; và giới thiệu những lời động viên hàng ngày như “Bạn có thể làm được! Tôi luôn ở đây vì bạn.”

Dựa vào điều này, các thành viên ASEZ đã đi đầu trong việc cải thiện văn hóa ngôn ngữ trực tuyến và ngoại tuyến. Các thành viên đã nỗ lực để tạo ra một nền văn hóa Internet lành mạnh bằng cách viết những bình luận tốt trên các bài báo và bài đăng trên Internet. Trên thực tế, các thành viên đã an ủi gia đình và người quen của họ mà kiệt sức vì virus corona bằng cách đưa ngón tay cái lên ít nhất một lần một ngày, và nói những lời động viên. Khoảng 13.000 người từ 81 quốc gia đã đồng cảm với chiến dịch của ASEZ, và ký tên ủng hộ để cùng nhau loại bỏ bạo lực bằng lời nói.

“Ba lần một ngày, tôi nói lời cảm ơn đến gia đình tôi. Lúc đầu quả thật đã rất ngại, nhưng gia đình tôi trở nên hòa thuận hơn, và bầu không khí trong nhà đã trở nên tích cực.” – chị em Kim Yu Bin (Đại học Nữ Sungshin, Hàn Quốc) chia sẻ. “Khi tôi liên tục đăng những bình luận tốt, tôi bắt đầu để ý đến những từ có thể gây tổn hại đến người khác trong cuộc sống hàng ngày và cố gắng dùng những từ nhu mì. Luôn nhớ rằng những lời tôi nói mà không hề suy nghĩ chút nào có thể gây ra bạo lực với người khác, tôi muốn đóng vai trò của “miếng băng cá nhân” để chữa lành những trái tim bị tổn thương bằng những lời nói yêu thương.” – chia sẻ từ chị em Go Na Yeong (Đại học Dong-A, Hàn Quốc).

Sức mạnh của “lời nói” là vô cùng to lớn. Ngay cả những lời nói tầm thường cũng có thể truyền hy vọng cho ai đó hoặc đưa người ta đến nỗi tuyệt vọng. Các bước chân của ASEZ nhằm tạo ra một thế giới không có bạo lực bằng những lời nói truyền bá tình yêu thương và khuyến khích mọi người sẽ tiếp tục vào năm 2021.