Ý nghĩa của Đại Lễ Chuộc Tội

50,422 lượt xem

Lễ trọng thể của Đức Chúa Trời như ngày Sabát và 3 kỳ 7 lễ trọng thể đã được ghi chép trong Kinh Thánh bao hàm ý nghĩa rất quan trọng đối với sự cứu rỗi của nhân loại, chứ không đơn giản là luật pháp Cựu Ước. Đức Chúa Trời cứu rỗi những người dân Siôn giữ lễ trọng thể, và gọi những người dùng của tế lễ (lễ thờ phượng) của lễ trọng thể lập giao ước cùng Đức Chúa Trời là thánh đồ (Êsai 33:20-24, Thi Thiên 50:1-5). Hơn nữa, đã được phán rằng Ngài sẽ kêu gọi các con cái nỗ lực và gắng sức giữ lễ trọng thể vào thời đại cuối cùng này, và sẽ hầu cho họ được ngợi khen và nổi danh tiếng giữa thế gian (Sôphôni 3:14-20).

Theo như lời hứa trong Kinh Thánh, hết thảy mọi phước lành và vinh hiển sẽ được ban cho những người dân coi trọng luật lệ, điều răn và luật pháp của Đức Chúa Trời và giữ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời. Vào giờ này, chúng ta hãy dò xem về ý nghĩa của Đại Lễ Chuộc Tội giữa các lễ trọng thể của Đức Chúa Trời.

Khởi nguyên của Đại Lễ Chuộc Tội

Là một trong 3 kỳ 7 lễ trọng thể, Đại Lễ Chuộc Tội là ngày 10 tháng 7 thánh lịch. Đương thời Cựu Ước, vào ngày này, một mình thầy tế lễ thượng phẩm đi vào nơi chí thánh một năm một lần và chuộc mọi tội lỗi của người dân.

Giống như các lễ trọng thể khác giữa 3 kỳ 7 lễ trọng thể, Đại Lễ Chuộc Tội cũng được bắt nguồn từ công việc của Môise. Sau khi người dân Ysơraên được giải phóng khỏi Êdíptô và ra ngoài đồng vắng, thì Đức Chúa Trời đã gọi Môise lên núi Sinai để ban cho luật pháp cần thiết cho người dân. Môise đi lên núi Sinai theo sự kêu gọi, không ăn không uống trong 40 ngày đêm, và cuối cùng nhận lấy Mười Ðiều Răn mà Ðức Chúa Trời đích thân ghi khắc trên bảng đá, rồi mang theo xuống núi.

Tuy nhiên, người dân Ysơraên ở dưới núi khi thấy Môise ở trên núi suốt 40 ngày mà không trở xuống thì tưởng rằng Môise đã chết. Vì nghĩ rằng đã mất người lãnh đạo, nên họ đề nghị làm ra thần sẽ dẫn họ tới xứ Canaan, cuối cùng họ làm ra hình tượng bò con vàng và thờ lạy nó, ăn, uống, và nhảy múa xung quanh hình tượng đó. Khi trở xuống từ núi, trước cảnh đáng kinh ngạc và đáng ngớ ngẩn này, Môise giận dữ mà lập tức ném hai bảng đá Mười Điều Răn xuống chân núi làm bể. Vào ngày đó, cuộc nội chiến xảy ra và 3.000 người đã bị giết chết. Những người dân Ysơraên đã cất đồ trang sức giữa họ, hối tiếc tội lỗi mình và hối cải ăn năn. Môise cũng cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi của người dân (Xuất Êdíptô Ký chương 32-33).

Kết quả của sự hối cải tha thiết là Đức Chúa Trời đã cho phép Môise lên núi lần nữa để nhận lấy Mười Điều Răn lần thứ hai. Sở dĩ được nhận Mười Điều Răn mới thay cho bảng đá đã bị bể, là có ý muốn nhân từ của Đức Chúa Trời sẽ tha tội cho người dân Ysơraên. Môise lên núi Sinai lần nữa và không ăn không uống trong 40 ngày đêm. Ngày Môise nhận lấy Mười Ðiều Răn lần thứ hai và trở xuống núi chính là khởi nguyên của Ðại Lễ Chuộc Tội (Xuất Êdíptô Ký chương 34).

Nguyên lý chuộc tội được tỏ ra trong luật lệ của Đại Lễ Chuộc Tội

Vào thời đại Cựu Ước, đến ngày Đại Lễ Chuộc Tội thì các thầy tế lễ dâng của lễ chuộc tội; con bò đực tơ được dùng làm của lễ chuộc tội cho thầy tế lễ và con dê đực được dùng làm của lễ chuộc tội dân chúng. Lúc này, có con dê đực khác được sử dụng riêng ngoài con dê đực làm của lễ chuộc tội. Thầy tế lễ lấy hai con dê và bắt thăm chúng; dâng tế lễ chuộc tội bằng một con dê lên Đức Chúa Trời, và còn một con thăm về phần Axasên. Sau khi dùng con dê trước làm lễ chuộc tội xong rồi, thì thầy tế lễ đặt tay trên đầu con dê Axasên về hết thảy mọi tội lỗi và bất nghĩa của dân Ysơraên, rồi thả con dê ấy ra nơi đồng vắng hoang địa.

“Arôn sẽ dâng con bò tơ mình làm của lễ chuộc tội, và người sẽ làm lễ chuộc tội cho mình và cho nhà mình. Kế đó người phải bắt hai con dê đực, đem để trước mặt Đức Giêhôva, tại nơi cửa hội mạc. Đoạn, Arôn bắt thăm cho hai con dê đực, một thăm về phần Đức Giêhôva, một thăm về phần Axasên. Arôn sẽ biểu dẫn con dê đực bắt thăm về phần Đức Giêhôva lại gần và dâng nó làm của lễ chuộc tội. Còn con bắt thăm về phần Axasên, sẽ để sống trước mặt Đức Giêhôva, để làm lễ chuộc tội trên nó, rồi thả nó ra nơi đồng vắng đặng nó về Axasên… Khi thầy tế lễ đã làm lễ chuộc tội cho nơi thánh, cho hội mạc, và cho bàn thờ rồi, thì người phải dâng con dê đực còn sống kia. Arôn sẽ nhận hai tay mình trên đầu con dê đực còn sống, xưng trên nó các gian ác và sự vi phạm, tức những tội lỗi của dân Ysơraên, và chất trên đầu nó, rồi nhờ một người chực sẵn việc nầy mà sai đuổi nó ra, thả vào đồng vắng. Vậy, con dê đực đó sẽ gánh trên mình các tội ác của dân Ysơraên ra nơi hoang địa.” Lêvi Ký 16:6-10, 20-22

Nghi thức lễ trọng thể của Đại Lễ Chuộc Tội được xuất hiện trong Lêvi Ký cho thấy nguyên lý của sự tha tội. Vào đương thời Cựu Ước, nếu người dân Ysơraên phạm tội thì dẫn đến cho thầy tế lễ thú vật sẽ hy sinh thay thế tội lỗi của mình. Thầy tế lễ giết thú vật, bôi huyết trên bàn thờ và tiến hành nghi thức chuộc tội cho người đó, thì tội lỗi ấy tạm thời được chuyển sang đền thờ, rồi vào Đại Lễ Chuộc Tội, hết thảy mọi tội lỗi của những người dân lại bởi sự đặt tay được chuyển sang con dê Axasên, nhờ đó đền thờ được tinh sạch còn con dê Axasên gánh vác hết thảy mọi tội lỗi và bị thả ra nơi đồng vắng hoang địa, rồi nó bị lang thang và chết đi thì tội lỗi được tiêu diệt hoàn toàn.

Của tế lễ chuộc tội trong luật lệ của Đại Lễ Chuộc Tội biểu tượng cho Đấng Christ, còn con dê Axasên biểu tượng cho ma quỉ. Tội lỗi của chúng ta tạm thời được chuyển sang Đấng Christ được biểu tượng bởi đền thờ và của lễ hy sinh chuộc tội. Vào Đại Lễ Chuộc Tội, tội lỗi ấy được chuyển đến ma quỉ, là kẻ làm ra tội lỗi. Nó gánh vác mọi tội lỗi ấy và bị giam trong vực sâu, rồi cuối cùng đi vào hồ lửa đời đời.

Thật thể của nơi thánh, của tế lễ chuộc tội và con dê Axasên

Chúng ta là các tội nhân đối nghịch cùng Đức Chúa Trời dù biết hay không biết, do bị rơi vào cám dỗ của Satan – kẻ đã định nhấc ngôi của mình lên cao hơn ngôi của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên Đức Chúa Trời đích thân trở thành nơi thánh, ban ân huệ chuộc tội bằng cách gánh thay thế tội lỗi của chúng ta.

“Ngôi vinh hiển được lập lên từ ban đầu, ấy là nơi thánh của dân chúng ta! Hỡi Đức Giêhôva, là sự trông cậy của Ysơraên, những kẻ nào bỏ Ngài đều sẽ bị xấu hổ! Những kẻ lìa khỏi ta sẽ bị ghi trên đất, vì họ đã bỏ suối nước sống, tức là Đức Giêhôva.” Giêrêmi 17:12-13

Tội lỗi của chúng ta tạm thời được chuyển sang và bảo quản ở nơi Đức Chúa Trời – Đấng được biểu tượng bằng nơi thánh, rồi chuyển đến ma quỉ được biểu tượng bằng con dê Axasên. Không chỉ nơi thánh, mà của tế lễ chuộc tội cũng biểu tượng cho Đấng Christ. Tội lỗi mà chúng ta đã phạm ở thế giới thiên sứ trên trời không thể được tha thứ bởi huyết của thú vật, nhưng duy bởi huyết báu của Đấng Christ mà có thể được tha thứ.

“Vả, luật pháp chỉ là bóng của sự tốt lành ngày sau, không có hình thật của các vật… Trái lại, những tế lễ đó chẳng qua là mỗi năm nhắc cho nhớ lại tội lỗi. Vì huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được… sau lại nói: Đây nầy, tôi đến để làm theo ý muốn Chúa. Vậy thì, Chúa đã bỏ điều trước, đặng lập điều sau. Ấy là theo ý muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ một lần đủ cả…” Hêbơrơ 10:1-4, 8-11

Luật pháp của Cựu Ước là bóng của sự tốt lành ngày sau, và thật thể của lễ chuộc tội Cựu Ước là Đấng Christ. Bởi sự hy sinh trên thập tự giá thay thế tội lỗi của chúng ta, chính Đức Chúa Jêsus Christ đóng vai trò như con bò hoặc con dê đực, là của lễ hy sinh chuộc tội của Đại Lễ Chuộc Tội. Bởi huyết báu của Ngài, Đức Chúa Jêsus đã chuộc tội một lần cho đủ tất cả; rồi bởi sự đổ trên ma quỉ hết thảy tội lỗi chúng ta đã phạm, Ngài mở con đường hầu cho chúng ta có thể trở về Nước Thiên Đàng.

“Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.” Giăng 1:29

“Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài.” Êphêsô 1:7

Ngoài hy sinh chuộc tội thì không có cách nào khác hầu cho chúng ta được tha thứ tội lỗi đã phạm ở trên thiên thượng. Nhờ hy sinh của Đức Chúa Trời, tội lỗi của chúng ta được chuyển sang ma quỉ, và con đường vinh hiển được mở ra hầu cho chúng ta có thể trở về Nước Thiên Đàng.

Giống như con dê Axasên đi lang thang tại nơi đồng vắng hoang địa vào Đại Lễ Chuộc Tội, ma quỉ Satan được biểu tượng bởi Axasên cũng sẽ bị giam trong vực sâu và bị chịu hình phạt địa ngục đời đời.

“Đoạn, tôi thấy một vị thiên sứ trên trời xuống, tay cầm chìa khóa vực sâu và một cái xiềng lớn. Người bắt con rồng, tức là con rắn đời xưa, là ma quỉ, là Satan, mà xiềng nó lại đến ngàn năm… Còn ma quỉ là đứa đã dỗ dành chúng, thì bị quăng xuống hồ lửa và diêm, trong đó đã có con thú và tiên tri giả rồi. Chúng nó sẽ phải chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời.” Khải Huyền 20:1-10

Giống như thả con dê Axasên ra nơi đồng vắng hoang địa, Ngài sẽ trả lại mọi tội lỗi và lỗi lầm của chúng ta cho ma quỉ, và cuối cùng khiến nó đi vào sự chết thứ hai, tức là hồ lửa do tiền công tội lỗi ấy. Đây là ý nghĩa lớn của Đại Lễ Chuộc Tội mà chúng ta đang giữ vào ngày nay.

Ý nghĩa hy sinh của lễ chuộc tội

Ngoài hy sinh của Cha Mẹ trên trời ra thì sự cứu rỗi không thể được hoàn thành bởi bất cứ thứ gì như tiền bạc, danh dự hoặc kiến thức. Sở dĩ chúng ta nhận sự tha tội và sống trong hy vọng trở về Nước Thiên Đàng là nhờ có hy sinh của Cha Mẹ. Chúng ta không được quên mất điều này dù chỉ là trong một tiếng, và không được có một con cái nào từ bỏ ân huệ ấy. Chúng ta hãy dò xem lần nữa lời đã chép về hy sinh chí thánh của Cha Mẹ.

“Ai tin điều đã rao truyền cho chúng ta, và cánh tay Ðức Giêhôva đã được tỏ ra cho ai?… Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Ðức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Ðức Giêhôva đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người… Bởi sự ức hiếp và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt?” Êsai 53:1-8

Đức Chúa Trời đã bị đánh roi vì sự tha tội của chúng ta và Ngài không ngần ngại bị sửa phạt để ban hòa bình cho chúng ta. Lúc Tái Lâm cũng vậy, Ngài đã đi trên con đường hy sinh, luôn ban sự nhận thức và nhắc nhở luật pháp của giao ước mới để cứu chuộc các con cái khỏi tội lỗi.

Khi xem luật pháp của Cựu Ước thì có thể thấy được rằng phải phân loại đực và cái khi dâng của lễ hy sinh. Bởi vì khi những người dân Ysơraên phạm tội vào ngày thường thì không chỉ con dê đực mà cả con dê cái cũng được sử dụng với tư cách là của lễ chuộc tội. Đây là hình bóng cho thấy sự thật rằng có khi Cha, có khi cả Mẹ đều gánh vác tội ác của chúng ta.

“Ví bằng một quan trưởng nào, vì lầm lỡ phạm một trong các điều răn của Đức Giêhôva, là Đức Chúa Trời mình, mà làm điều không nên làm, và vì cớ đó mắc tội; khi nào người ta tỏ ra cho quan trưởng đó biết tội mình đã phạm, thì người phải dẫn đến làm của lễ mình, một con dê đực không tì vít chi, nhận tay mình trên đầu dê đực đó, rồi giết nó trước mặt Đức Giêhôva tại nơi giết các con sinh dùng làm của lễ thiêu: ấy là của lễ chuộc tội… Ấy vậy, thầy tế lễ sẽ chuộc tội cho người, và tội người sẽ được tha.” Lêvi Ký 4:22-26

“Nếu một người nào trong dân chúng, vì lầm lỡ phạm một trong các điều răn của Đức Giêhôva mà làm điều không nên làm, và vì cớ đó phải mắc tội; khi nào người ta tỏ cho người đó biết tội mình đã phạm, thì người phải vì cớ tội mình dẫn đến một con dê cái không tì vít chi, dùng làm của lễ, nhận tay mình trên đầu con sinh tế chuộc tội, rồi giết nó trong nơi giết con sinh dùng làm của lễ thiêu… Nếu của lễ chuộc tội người bằng chiên con, thì phải dâng một con cái chẳng tì vít chi, nhận tay mình trên đầu con sinh tế chuộc tội, rồi giết nó tại nơi giết con sinh dùng làm của lễ thiêu… Ấy vậy, thầy tế lễ sẽ chuộc tội cho người đó, thì tội người sẽ được tha.” Lêvi Ký 4:27-35

Vì tội lỗi và lỗi lầm chúng ta đã phạm, Cha đã chịu thay sự đau đớn và khổ nạn, và Mẹ cũng mặc áo xác thịt, chiến đấu phần linh hồn cùng Satan cho đến tận lúc cuối cùng để bảo hộ các con cái và dẫn dắt chúng ta trên con đường Nước Thiên Đàng. Há có ai có thể chịu đựng cuộc sống khổ nạn thể này được đây?

Thế mà nếu có ai không hối cải và phản bội ân huệ và tình yêu thương lớn lao của Cha Mẹ trên trời thì tuyệt đối không thể đi vào Nước Thiên Đàng. Chính vì thế, khi truyền đạo, lời đầu tiên Đức Chúa Trời đã phán rằng “Hãy ăn năn vì Nước Thiên Đàng đã đến gần.” (Mathiơ 4:17). Từ bây giờ chúng ta hãy trở thành các con cái trưởng thành và sinh sống cuộc sống hối cải hàng ngày để kết trái xứng đáng với sự ăn năn trong mắt nhìn của Cha Mẹ.

Hãy kết trái xứng đáng với sự ăn năn

Đại Lễ Chuộc Tội vào thời đại Tân Ước là ngày hối cải về tội lỗi đã phạm trong vòng 1 năm vừa qua và xưng ra trước mặt Đức Chúa Trời ngay cả mọi tội lỗi bản thân đã phạm trong quá khứ. Tội nhân có thói quen muốn che giấu tội lỗi nhưng chúng ta không được che giấu. Khi xưng tội và hối cải, Đức Chúa Trời mới đáp ứng cầu nguyện chúng ta và tha thứ tội lỗi của chúng ta (Thi Thiên 32:3-5).

Hối cải chân thật chính là không lặp lại tội lỗi. Chúng ta đã được thả khỏi tội lỗi nhờ sự trả giá bằng hy sinh của Cha Mẹ. Song, nếu phạm tội lần nữa thì không có phương pháp chuộc tội và cũng không có của lễ chuộc tội nữa. Chúng ta đã từng khiến Cha Mẹ phải ôm sự đau đớn to lớn dường ấy do tội lỗi của chúng ta, rồi nếu chúng ta lại phạm tội và khiến Ngài bị đau đớn lần nữa thì chúng ta làm sao dám có thể trông mong được cứu rỗi đây?

Chúng ta đã phạm tội ở trên thiên thượng và xuống trái đất này. Tuyệt đối không được phạm phải sự ngốc nghếch phạm tội lần nữa trên đất này. Nếu sống trong tội lỗi trong khi không hề biết rằng vì ai mà Cha Mẹ đang chịu đựng những tháng năm đau đớn ấy, và không hề biết rằng mình đang gây hại hay dâng vinh hiển đối với Đức Chúa Trời, do bị lôi kéo theo lòng tham của bản thân, thì mọi tội lỗi ấy sẽ thuộc về bản thân, và chính mình người ấy phải trả giá mà thôi. Vì chưng những người đã được soi sáng một lần, đã nếm sự ban cho từ trên trời, dự phần vào lời hứa của Ðức Thánh Linh mà lại phạm tội lần nữa thì ấy là sự đóng đinh Đấng Christ trên thập tự giá lần thứ hai nên không còn có tế lễ chuộc tội cho người ấy nữa (Hêbơrơ 6:4-6).

Chúng ta hãy ghi khắc sâu sắc trong tấm lòng quyết tâm rằng sẽ không trở thành con trai con gái xấu xa đóng đinh Cha Mẹ trên thập tự giá một lần nữa, và sống cuộc sống đức tin đúng đắn và thánh khiết với tư cách là người dân Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Nếu là các con cái của Siôn thì hãy luôn dâng vinh hiển và cảm tạ lên Cha Mẹ – Đấng tha thứ nhiều tội lỗi và lỗi lầm của chúng ta và dẫn dắt hầu cho chúng ta có thể sống cuộc sống hối cải.

Mong hết thảy chúng ta trở thành các con cái trên trời trưởng thành cứu rỗi muôn dân với tư cách là chi thể của Đấng Christ, bằng cách suy nghĩ xem làm sao mình có thể tham gia công việc lớn lao của sự cứu rỗi và hối cải mà Cha Mẹ đang tiến hành hoàn thành, hơn là luôn phàn nàn và chỉ muốn nhận tình yêu thương như trẻ em.