WATV.org is provided in English. Would you like to change to English?

Điều răn và sự phản nghịch

5,549 lượt xem

Nói đến sự phản nghịch thì nói chung có nghĩa là sự không làm theo phương hướng hoặc chính sách cai trị của vua, nhưng lên kế hoạch mưu phản. Trong thế giới phần linh hồn, sự không giữ điều răn của Đức Chúa Trời – Vua của chúng ta, chính là sự phản nghịch.

Người giữ điều răn của Đức Chúa Trời là người đứng về phía của Đức Chúa Trời, chứ tuyệt đối không phản nghịch Đức Chúa Trời. Bởi vậy, Kinh Thánh cho biết rằng khi trận đại chiến phần linh hồn cuối cùng xảy ra, những người đứng về phía của Đức Chúa Trời là “con cái sót lại của Người Đàn Bà”, và là “những người giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và lời chứng của Đức Chúa Jêsus” (Khải Huyền 12:17).

Trong ấn phẩm tháng này, chúng ta hãy hiểu ngay thẳng về mối quan hệ giữa điều răn và sự phản nghịch, và hãy có thời gian ghi khắc sâu sắc trong tấm lòng về tầm quan trọng của luật pháp, luật lệ và phép đạo của Đức Chúa Trời.

Giôsia làm hết lòng, hết ý, hết sức mình đối với Đức Chúa Trời

Giôsia, vua Giuđa, được biết đến là nhân vật hết lòng, hết ý, hết sức mình mà làm theo trọn vẹn luật pháp của Đức Chúa Trời. Hãy tìm hiểu thông qua công việc của người, để biết làm như thế nào thì chúng ta mới có thể đứng về phía của Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn.

“Vua bèn truyền lịnh cho cả dân sự rằng: Hãy giữ lễ Vượt qua cho Giêhôva Ðức Chúa Trời của các ngươi, tùy theo các lời đã chép trong sách giao ước. Trong lúc các quan xét đã xét đoán Ysơraên, hoặc trong đời các vua Ysơraên và vua Giuđa, thật chẳng hề có giữ một lễ Vượt qua nào giống như lễ Vượt qua giữ cho Ðức Giêhôva tại Giêrusalem, nhằm năm thứ mười tám đời vua Giôsia. Giôsia cũng trừ diệt những đồng cốt và thầy bói, những thêraphim, và hình tượng, cùng hết thảy sự gớm ghiếc thấy trong xứ Giuđa và tại thành Giêrusalem, đặng làm theo các lời luật pháp đã chép trong sách mà thầy tế lễ Hinhkia đã tìm đặng trong đền thờ của Ðức Giêhôva. Trước Giôsia, chẳng có một vua nào hết lòng, hết ý, hết sức mình, mà tríu mến Đức Giêhôva, làm theo trọn vẹn luật pháp của Môise; và sau người cũng chẳng có thấy ai giống như người nữa.” II Các Vua 23:21-25

Trong Kinh Thánh không xuất hiện đặc biệt ghi chép rằng Giôsia đã làm nhiều công việc hơn hoặc để lại sự nghiệp nổi trội hơn các vua khác các đời. Nếu có một điểm đặc biệt thì đó chính là sự người hết lòng, hết nhiệt tình mà giữ một cách ân huệ Lễ Vượt Qua theo như Đức Chúa Trời phán lệnh.

Trong sách giao ước, tức là sách Kinh Thánh được phát hiện trong đền thờ của Đức Chúa Trời, có ghi chép rõ ràng nội dung rằng hãy giữ Lễ Vượt Qua. Thấy sách Kinh Thánh, vua Giôsia nhận ra sự thật rằng lâu nay bản thân mình đã không giữ Lễ Vượt Qua, và xung quanh mình đầy dẫy các hình tượng. Vua đau đớn và phẫn nộ bởi sự thật rằng cho đến giờ mình đã sinh sống trong khi vi phạm điều răn thứ nhất và điều răn thứ hai của Mười Điều Răn. Rồi đã hoàn thành cải cách tín ngưỡng một cách rộng rãi: giữ Lễ Vượt Qua và diệt các hình tượng ở xứ Giuđa và toàn khu vực Giêrusalem. Bởi điều này mà vua Giôsia đã được nghe lời khen từ Đức Chúa Trời là “vị vua hết lòng, hết ý, hết sức mình, mà tríu mến Đức Giêhôva, làm theo trọn vẹn luật pháp của Môise”.

Giao ước của Ðức Chúa Trời: Lễ Vượt Qua

Lễ Vượt Qua là điều răn, là giao ước, và là luật pháp mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Giống như Giôsia giữ Lễ Vượt Qua rồi được Đức Chúa Trời khen ngợi là người hết lòng, hết ý, hết sức mình, mà tríu mến Đức Chúa Trời, khi chúng ta giữ điều răn của Đức Chúa Trời thì mới có thể yêu mến Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn và đứng về phía của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời biết sự cuối cùng từ buổi đầu tiên. Ngài biết rằng người dân của Ngài cần thiết lẽ thật sự sống được gọi là Lễ Vượt Qua để được cứu rỗi khỏi tai vạ. Bởi đó, Ngài đã cho nhân loại biết về Lễ Vượt Qua, và đã phán lệnh rằng hãy giữ.

“Vậy, ăn thịt đó, phải như vầy: Dây lưng cột, chân mang giầy, tay cầm gậy, ăn hối hả; ấy là lễ Vượt qua của Ðức Giêhôva. Ðêm đó ta sẽ đi qua xứ Êdíptô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Êdíptô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Êdíptô; ta là Ðức Giêhôva. Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi. Các ngươi hãy ghi ngày đó làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ cho Ðức Giêhôva, tức là một lễ lập ra đời đời.” Xuất Êdíptô Ký 12:11-14

Người dân Ysơraên làm theo luật lệ mà Đức Chúa Trời quy định, đã giữ Lễ Vượt Qua kể cả đương thời Xuất Êdíptô, lẫn kể cả ngay trước khi đi vào xứ Canaan. Vua Êxêchia và vua Giôsia cũng đã giữ Lễ Vượt Qua. Đức Chúa Jêsus cũng vừa giữ Lễ Vượt Qua tại phòng cao của Mác cùng với 12 môn đồ khi Ngài đến đất này, vừa tuyên bố giao ước mới (Mathiơ 26:17-28, Luca 22:7-20). Về sau, các sứ đồ như Phierơ, Giăng, Giacơ, Phaolô và mọi thánh đồ Hội Thánh sơ khai đều đã giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới (I Côrinhtô 5:7-8, 11:23-26).

Xét sự dạy dỗ Kinh Thánh thể này thì có thể thấy rằng nếu là người kính sợ Đức Chúa Trời thì đương nhiên giữ Lễ Vượt Qua. Ngày nay, nhân loại đang run rẩy trong bất an bởi các loại tai vạ đang hoành hành. Đức Chúa Trời đã hứa rõ ràng rằng nếu giữ Lễ Vượt Qua thì Ngài sẽ không giáng tai vạ, nhưng hầu cho tai vạ vượt qua chúng ta. Ngài đã chứa đựng sự tha tội, sự sống đời đời và kể cả phước lành sự cứu rỗi vào bên trong Lễ Vượt Qua giao ước mới.

Dù vậy mà, ngày nay tuy có rất nhiều hội thánh trên thế gian, nhưng hầu như mọi hội thánh đều không giữ Lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Trời phán lệnh. Đức Chúa Trời sẽ phán đoán họ như thế nào?

Mọi luật lệ và phép đạo của giao ước mới mà Đấng Christ phán lệnh hãy giữ, và đích thân Ngài làm gương bao gồm Lễ Vượt Qua, chính là điều răn mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Giống lời phán rằng đừng ăn trái thiện ác, lời phán rằng hãy đến với Thánh Linh và Vợ Mới để nhận lãnh nước sự sống (Sáng Thế Ký 2:17, Khải Huyền 22:17), điều răn của Đức Chúa Trời là lời mà Đức Chúa Trời – Đấng cực kỳ yêu thương chúng ta, ban cho vì sự sống đời đời của linh hồn chúng ta, nên sự giữ điều răn của Ngài chính là việc rất quan trọng vì sự cứu rỗi của chúng ta. Sự không giữ phép đạo và luật lệ thể ấy của Đức Chúa Trời, xét trong thế giới phần hồn, được xem như là sự phản nghịch đối với Đức Chúa Trời.

Sự phản nghịch đối với Đức Chúa Trời

Trong thời đại Cựu Ước, dù các đấng tiên tri cứ tiếp tục khuyên bảo rằng hãy giữ điều răn của Đức Chúa Trời, hãy trở về giữa giao ước, nhưng người dân Ysơraên không hề nghe, và đã xây bỏ các giềng mối và lệ luật của Ngài. Đấng tiên tri Đaniên nhận thức sự thật rằng vì dân tộc mình đã từ bỏ giao ước nên bị mất nước và trở nên phu tù của Babylôn. Đaniên đã dâng cầu nguyện khẩn thiết ăn năn tội lỗi của bản thân họ – dân tộc phản nghịch đối với Đức Chúa Trời.

“… Ta để mặt hướng về Chúa là Đức Chúa Trời, lấy sự khấn nguyện, nài xin, với sự kiêng ăn, mặc bao gai, đội tro mà tìm. Vậy, ta cầu nguyện Giêhôva Đức Chúa Trời ta, và ta xưng tội cùng Ngài mà rằng: Ôi! Chúa là Đức Chúa Trời cao cả và đáng khiếp sợ! Ngài giữ lời giao ước và sự nhân từ đối với những kẻ yêu Ngài và giữ các điều răn Ngài, chúng tôi đã phạm tội, làm sự trái ngược, ăn ở hung dữ, chúng tôi đã bạn nghịch và đã xây bỏ các giềng mối và lệ luật của Ngài. Chúng tôi đã không nghe các tôi tớ Ngài là các đấng tiên tri, đã lấy danh Ngài mà nói cùng các vua, các quan trưởng, các tổ phụ chúng tôi, và cùng cả dân trong đất.” Đaniên 9:2-6

Đức Chúa Trời ban sự nhân từ cho người giữ điều răn của Đức Chúa Trời vào bất cứ thời đại nào, và Ngài đã quy định sự không giữ điều răn của Đức Chúa Trời là sự phản nghịch. Hơn nữa, rất nhiều bộ phận trong Kinh Thánh đề cập đến vấn đề về sự phản nghịch.

“Kẻ gian ác chỉ tìm điều phản nghịch; Vì vậy sẽ sai một sứ giả dữ tợn đi hãm đánh nó.” Châm Ngôn 17:11

“Hỡi con, hãy kính sợ Ðức Giêhôva và tôn kính vua; Chớ hội hiệp cùng kẻ phản nghịch; Vì sự tai họa của chúng xảy đến thình lình; Và ai biết sự phá hại của người nầy người kia?…” Châm Ngôn 24:21-23

Những kẻ gian ác chỉ gắng sức trong việc cân nhắc xem làm thế nào để không giữ phép đạo của Đức Chúa Trời. Kết cục của họ là tai họa và sự phá hoại, nên Kinh Thánh cảnh báo rằng chớ hội hiệp cùng kẻ phản nghịch thể ấy.

“Đức Giêhôva phán cùng tôi rằng: Hãy rao mọi lời nầy trong các thành của Giuđa và trong các đường phố Giêrusalem rằng: Hãy nghe những lời giao ước nầy mà làm theo. Ta đã khuyên răn tổ phụ các ngươi từ ngày đem họ lên khỏi xứ Êdíptô cho đến ngày nay. Ta dậy sớm mà khuyên răn họ rằng: Hãy vâng theo tiếng ta! Nhưng họ không vâng lời, không để tai vào; họ theo sự cứng cỏi của lòng ác mình mà làm. Vì vậy ta đã làm cho họ mọi lời ngăm đe của giao ước nầy, là điều ta đã dặn họ làm theo mà họ không làm theo. Đức Giêhôva phán cùng tôi rằng: Trong người Giuđa và trong dân cư Giêrusalem có kẻ đã lập mưu bạn nghịch. Chúng nó quay về sự tội ác của tổ tiên mình, là kẻ đã chẳng khứng nghe lời ta, và theo các thần khác đặng hầu việc. Nhà Ysơraên với nhà Giuđa đã phạm giao ước mà ta đã lập cùng tổ phụ chúng nó.” Giêrêmi 11:6-10

Đức Chúa Trời đã chỉ ra hành vi từ bỏ và phá vỡ giao ước mà xưng là sự phản nghịch. Đức Chúa Jêsus cũng vừa phán rằng “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.”, vừa đẩy lùi hết thảy những kẻ làm ác, tức là những kẻ làm trái luật pháp (Mathiơ 7:21-23). Nghĩa là những kẻ bề ngoài tin vào Đức Chúa Trời, nhân danh Đức Chúa Jêsus mà làm phép lạ và dấu lạ và nói tiên tri, nhưng lại không làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì là người không liên quan với Đức Chúa Trời, ngược lại, bị Đức Chúa Trời coi là kẻ phản nghịch.

Kết cục của những kẻ phá vỡ giao ước

Dù xem cùng lời của Đức Chúa Trời như nhau, nhưng có nhóm người thì không hiểu được, có nhóm người thì nhận lấy mọi sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời mà tuân theo hết thảy theo như giao ước. Đấng mở mắt, tai và tấm lòng của chúng ta, và dẫn dắt hầu cho chúng ta có thể tuân theo trọn vẹn điều răn của Đức Chúa Trời, chính là Đức Chúa Trời Êlôhim. Bởi thế, Kinh Thánh phán rằng “Phước cho mắt các ngươi, vì thấy được; phước cho tai các ngươi, vì nghe được!” (Mathiơ 13:16-17).

Những kẻ coi thường luật lệ của Đức Chúa Trời và không giữ điều răn của Ngài, không thể được công nhận tư cách là người dân của Đức Chúa Trời. Kể cả vào năm thứ hai sau thời Xuất Êdíptô, Đức Chúa Trời vừa phán lệnh cho người dân Ysơraên rằng hãy giữ Lễ Vượt Qua, vừa phán dứt khoát rằng những kẻ không giữ Lễ Vượt Qua sẽ bị truất khỏi dân sự Đức Chúa Trời.

“Tháng giêng năm thứ hai, sau khi ra khỏi xứ Êdíptô, Ðức Giêhôva lại phán cùng Môise trong đồng vắng Sinai rằng: Dân Ysơraên phải giữ lễ Vượt qua theo kỳ nhứt định. Các ngươi phải giữ lễ đó theo kỳ nhứt định, tức là ngày mười bốn tháng nầy, vào buổi chiều tối; các ngươi phải làm theo hết thảy lệ định và luật pháp về lễ đó. Vậy, Môise nói cùng dân Ysơraên để họ giữ lễ Vượt qua. Dân Ysơraên giữ lễ Vượt qua trong tuần tháng giêng; ngày mười bốn, vào buổi chiều tối, tại đồng vắng Sinai, làm y mọi điều Ðức Giêhôva đã phán dặn Môise… Khi một người trong vòng các ngươi hay là trong vòng hậu đại các ngươi bị ô uế vì cớ xác chết, hoặc mắc đi xa, thì cũng buộc phải giữ lễ Vượt qua cho Đức Giêhôva. Mấy người đó phải giữ lễ nầy ngày mười bốn tháng hai, vào buổi chiều tối, ăn bánh không men cùng rau đắng, chớ nên để chi còn dư lại đến sáng mai, và cũng chẳng nên bẻ gãy những xương; phải giữ theo mọi luật lệ về lễ Vượt qua vậy. Nhưng còn ai tinh sạch và không có đi xa, nếu chẳng giữ lễ Vượt qua thì sẽ bị truất khỏi dân sự mình: vì người ấy chẳng dâng của lễ cho Đức Giêhôva trong kỳ nhứt định; người sẽ mang lấy tội mình.” Dân Số Ký 9:1-5,10-13

Người không giữ Lễ Vượt Qua, tức là điều răn của Đức Chúa Trời, thì tuyệt đối không được Đức Chúa Trời công nhận là người dân của Ngài. Dù xét lịch sử quá khứ thì kẻ phản nghịch vua không thể sống nổi trong đất nước ấy: hoặc là bị tử hình, hoặc là bị trục xuất ra nước ngoài v.v… Giống như vậy, kẻ phá giao ước của Đức Chúa Trời chính là kẻ phản nghịch Đức Chúa Trời, nên không thể trở thành dân thánh của Đức Chúa Trời. Đối với các tội nhân đã phản nghịch ở vương quốc trên trời rồi bị đuổi xuống đất này và bị định phải chết đời đời, Đức Chúa Trời đã lập ra giao ước mới, là phép đạo của sự cứu rỗi bởi hy sinh lớn lao chuộc tội, thế nhưng không tiếp nhận điều này mà lại chống đối thì tội lỗi của kẻ ấy không thể không nặng thêm nữa.

Con đường trở lại cùng Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời đã ban cơ hội được ăn năn cho nhóm người phản nghịch Ngài. Chính là Ngài hầu cho giữ giao ước, điều răn, luật lệ và phép đạo của Đức Chúa Trời. Lễ Vượt Qua – giao ước của Đức Chúa Trời là con đường sự sống mà Đức Chúa Trời mở ra hầu cho người dân từng phản nghịch và rời xa Đức Chúa Trời có thể ăn năn và trở lại cùng Ngài.

“Êxêchia sai sứ đến cả Ysơraên và Giuđa, cũng viết thơ cho người Épraim và người Manase, đòi chúng tới đền Đức Giêhôva tại Giêrusalem, đặng giữ lễ Vượt qua cho Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên… Vậy, các trạm vâng mạng đem thư của vua và của các quan trưởng đi khắp xứ Ysơraên và xứ Giuđa, thơ rằng: Hỡi con cháu Ysơraên, hãy trở lại cùng Giêhôva Đức Chúa Trời của Ápraham, của Ysác, và của Ysơraên…” II Sử Ký 30:1-6

Muốn trở lại cùng Đức Chúa Trời thì phải giữ điều răn của Đức Chúa Trời bao gồm Lễ Vượt Qua. Điều răn của Đức Chúa Trời là lẽ thật nhất định cần thiết đối với các con cái trên trời trở lại cùng Đức Chúa Trời. Đây chính là bày tỏ ý chí sẽ ăn năn mọi tội lỗi đã gây ra trên thiên thượng và trở lại cùng Đức Chúa Trời, ra thành hành động.

Chúng ta – những người sinh sống trong thời đại Đức Thánh Linh, phải trở lại cùng Đức Chúa Trời bằng cách giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới. Thông qua lẽ thật giao ước mới, chúng ta có thể hiểu ngay thẳng cái gì là con đường trở lại cùng Đức Chúa Trời, cái gì là hành vi phản nghịch đối với Đức Chúa Trời.

Xung quanh chúng ta vẫn có những người tuy môi miệng xưng rằng yêu mến Đức Chúa Trời, nhưng lại chống đối, và không giữ thậm chí lẽ thật mà Đức Chúa Jêsus đã rất muốn giữ. Hãy làm thức tỉnh rằng hành vi thể ấy là sự phản nghịch đối với Đức Chúa Jêsus – Đấng đến đất này và lập ra giao ước mới để cứu chúng ta, và hãy dẫn dắt hầu cho họ giữ điều răn của Đức Chúa Trời dù là từ giờ để đứng về phía của Đức Chúa Trời.

Chúng ta ngày nay đang tiếp nhận và giữ gìn lẽ thật của Đức Chúa Trời giữa ân sủng mà Cha Mẹ trên trời ban cho. Mong các người nhà Siôn vừa cảm tạ Cha Mẹ trên trời – Đấng ban cơ hội có thể trở về quê hương, vừa tùy chỉnh cuộc đời còn lại theo giao ước và điều răn chí thánh mà Đức Chúa Trời ban cho. Mong hãy cho rất nhiều người xung quanh biết ngay thẳng về con đường ăn năn chân chính, con đường dâng vinh hiển lên Thánh Linh và Vợ Mới – Đấng Cứu Chúa thời đại này để cùng nhau trở về Nước Thiên Đàng vĩnh cửu, và hãy gắng sức làm chứng Tin Lành tới xứ Samari, cho đến cùng trái đất.