Tính trọng yếu của giao ước

13,922 lượt xem

Mọi việc chúng ta thực hiện hàng ngày đều được duy trì bởi lời hứa. Nào là công việc công sở, nào kết hôn – sự lập một gia đình, kể cả mua bán một hàng hóa. Mọi điều đều được thực hiện bởi lời hứa. Trong quá khứ, xã hội được duy trì bởi trao đổi vật tư, bây giờ thì người ta sử dụng tiền tệ, séc v.v… Mặc dù đều là giấy, nhưng có khi một số loại giấy bị đổ rác, có khi một số loại giấy được sử dụng giá trị cao như mười đô la Mỹ hay là một trăm đô la Mỹ nữa. Tại sao cùng là giấy mà lại khác nhau về giá trị sử dụng như thế? Bởi vì có lời hứa khác nhau. Giống như vậy, mối quan hệ giữa Ðức Chúa Trời và chúng ta cũng được duy trì bởi lời hứa.

1. Giao ước được lập giữa Ðức Chúa Trời và người dân của Ngài thông qua nghi lễ phép Báptêm.

​ Nghi lễ phép Báptêm – nghi lễ đầu tiên khi bắt đầu cuộc sống đức tin, là một dấu giao ước giữa Ðức Chúa Trời và người dân của Ngài. Bản thân nước thì cũng chỉ là một thứ nước mà thôi dù để tắm hay để làm phép Báptêm, nhưng nước phép Báptêm có ý nghĩa đặc biệt hơn là vì trong đó có sự giao ước với Ðức Chúa Trời.

Ở thời đại Cựu Ước thì Ðức Chúa Trời ban cho phép cắt bì như là “một dấu giữa Ðức Chúa Trời và người dân của Ngài” (Sáng Thế Ký 17:10-14). Ðến thời đại Tân Ước, Đức Chúa Jêsus đã đến và ban dấu được cứu rỗi với tư cách là người dân của Đức Chúa Trời thông qua phép Báptêm (Côlôse 2:11, I Phierơ 3:21). Ðể chứng minh giao ước này là giao ước đời đời không hề thay đổi, Đức Chúa Jêsus đã hầu cho chúng ta ăn bánh và uống rượu nho Lễ Vượt Qua, biểu tượng cho thịt và huyết của Ngài, nhờ đó để lại dấu của giao ước đời đời, là dấu của con cái Đức Chúa Trời, trong thân thể chúng ta (Giăng 6:53-56, Mathiơ 26:17-28).

Vì Đức Chúa Trời và chúng ta được kết nối bởi lời hứa bất biến thể này, cho nên Kinh Thánh gọi chúng ta là con của lời hứa (Galati 4:28).

2. Người vâng phục lời của Đức Chúa Trời sẽ đi vào Nước Thiên Đàng

​ Chúng ta nhận lời hứa và phước lành đặc biệt của Đức Chúa Trời thông qua phép Báptêm. Tuy nhiên, nếu không coi trọng giao ước cùng Đức Chúa Trời và không vâng phục lời của Đức Chúa Trời thì cuối cùng chúng ta đánh mất phước lành ấy mà thôi. Hãy dò xem giáo huấn này thông qua lịch sử trên đồng vắng vào thời đại Cựu Ước.

Đức Chúa Trời lập giao ước cùng người dân Ysơraên thông qua Môise, cứu rỗi họ khỏi Êdíptô và dẫn dắt họ vào Canaan, là xứ của lời hứa. Lúc đó, Đức Chúa Trời không dẫn dắt họ vào xứ Canaan ngay lập tức mà lại cho họ đi trên con đường đồng vắng trong vòng 40 năm. Ấy là Ngài muốn xem họ có vâng phục lời của Đức Chúa Trời hay không (Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:2-16). Ðức Chúa Trời ban cho người dân Ysơraên các điều răn bao gồm ngày Sabát, và phán dặn họ phải giữ. Tuy nhiên, những người dân Ysơraên không tuân thủ các điều răn, mọi luật pháp và luật lệ mà Ðức Chúa Trời ban cho trong suốt quãng đường đồng vắng, cuối cùng phần nhiều trong vòng họ bị diệt vong tại đồng vắng (Êxêchiên 20:10-13). Chỉ hai người là Calép và Giôsuê – những người vâng phục trọn vẹn lời phán của Ðức Chúa Trời, và những người được sanh ra tại nơi đồng vắng mới được đi vào Canaan, là xứ của lời hứa (Dân Số Ký 14:6-38).

Lịch sử người dân Ysơraên đi vào xứ Canaan là lời tiên tri về sự chúng ta sẽ đi vào Nước Thiên Ðàng, và mọi sự đã được chép đều để dạy dỗ chúng ta (Hêbơrơ 3:18-19, I Côrinhtô 10:1-11). Theo đó, chúng ta phải nhớ lịch sử của những người dân Ysơraên dầu nhận lời hứa của Đức Chúa Trời nhưng cuối cùng không nhận phước lành vì không giữ điều răn và luật lệ của Đức Chúa Trời. Hãy trở thành con cái giữ tốt mọi luật lệ và phép đạo của Đức Chúa Trời cho đến tận ngày đi vào Nước Thiên Đàng.

Vấn đề phải suy nghĩ
Dấu hiệu của giao ước hầu cho trở thành người dân của Đức Chúa Trời vào thời đại Tân Ước là gì?
Khi dò xem lịch sử trên đồng vắng thì thấy được rằng những người như thế nào có thể đi vào Nước Thiên Đàng?