Mênchixêđéc và Đấng Christ

5346 Xem

66 quyển sách Kinh Thánh chứa đựng rất nhiều sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Mỗi khi giải nghĩa từng sự mầu nhiệm một thì chúng ta có thể hiểu ý muốn của sự cứu chuộc trường cửu mà Đức Chúa Trời trải bày ra.

Trong đó, sự mầu nhiệm lớn nhất của Đức Chúa Trời chính là Đấng Christ. Phải hiểu ra Đấng Christ là sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời thì chúng ta mới có thể ở trong ân điển của sự cứu rỗi và phát hiện được mọi sự quí báu về khôn ngoan thông sáng (Côlôse 2:2-3).

Kinh Thánh hầu cho chúng ta có sự khôn ngoan để được cứu rỗi, cũng là một quyển sách làm chứng về Đấng Christ nữa (Tham khảo: II Timôthê 3:15-17, Giăng 5:39). Chúng ta hãy nhận lấy sự khôn ngoan hầu được phát hiện ra và hiểu biết Đấng Christ là hạt nhân và là Chủ tể quan trọng nhất trong sự cứu rỗi thông qua việc tìm hiểu lời tiên tri Mênchixêđéc, là một trong nhiều sự mầu nhiệm Kinh Thánh.

Mênchixêđéc, Thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao

“Về sự đó (về Mênchixêđéc), chúng ta có nhiều điều nên nói, và khó cắt nghĩa, vì anh em đã trở nên chậm hiểu. Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em; anh em cần ăn sữa thay vì đồ ăn đặc. Vả, kẻ nào chỉ ăn sữa thôi, thì không hiểu đạo công bình; vì còn là thơ ấu. Nhưng đồ ăn đặc là để cho kẻ thành nhân, cho kẻ hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và dữ.” Hêbơrơ 5:11-14

Ký giả cuốn sách Hêbơrơ đã chép rằng có rất nhiều điều nên nói về nhân vật Mênchixêđéc xuất hiện trong Kinh Thánh Cựu Ước. Để thành nhân, tức là trưởng thành về phần linh hồn và nhận biết, thấu hiểu về Đức Chúa Trời một cách đúng đắn thì phải nghe nhiều điều, học nhiều điều về Mênchixêđéc. Nhưng dù có nói nhiều điều về Mênchixêđéc, thì cũng có những phần khó hiểu so với trình độ của các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai, nên sứ đồ Phaolô mới nói là khó cắt nghĩa.

Nhưng bây giờ, đã đến thời kỳ tiên tri mà chúng ta có được sự khôn ngoan và thông biết trọn vẹn về Mênchixêđéc này rồi. Vậy, hãy hiểu biết về Đấng Christ, là sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời xung quanh Mênchixêđéc, bằng việc tìm hiểu khởi nguyên Mênchixêđéc.

“Sau khi Ápram đánh bại KếtrôLaome và các vua đồng minh, thắng trận trở về, thì vua Sôđôm ra đón rước người tại trũng Save, tức là trũng Vua. Mênchixêđéc, vua Salem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao, chúc phước cho Ápram và nói rằng: Nguyện Đức Chúa Trời Chí Cao, là Đấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Ápram! Đáng ngợi khen thay Đức Chúa Trời Chí Cao đã phó kẻ thù nghịch vào tay ngươi! Đoạn, Ápram lấy một phần mười về cả của giặc mà dâng cho vua đó.” Sáng Thế Ký 14:17-20

Khi Ápraham, tổ tiên của đức tin, thắng trận trở về, thì Mênchixêđéc, với tư cách là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời đã đem bánh và rượu chúc phước cho Ápraham, còn Ápraham để đáp lễ đã lấy một phần mười về cả của giặc mà dâng cho Mênchixêđéc.

Ở đây, điểm mà chúng ta cần chú ý chính là nghi thức và tập quán dâng tế lễ vào thời của Mênchixêđéc. Đương thời của Mênchixêđéc, khi các thầy tế lễ chúc phước cho ai đó, hay làm lễ chuộc tội cho ai đó, hay lập giao ước, thì đều giết súc vật, dùng huyết của súc vật làm đồ tế lễ để dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời. Nhưng Mênchixêđéc đã lựa chọn phương pháp dâng tế lễ ngoại lệ khác hẳn với tập quán đương thời, đó chính là dùng bánh và rượu làm đồ tế lễ, rồi chúc phước.

Đấng Christ là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm theo ban Mênchixêđéc

Khi nghiên cứu so sánh đối chiếu mối quan hệ giữa Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước, có thể thấy rằng đó chính là mối quan hệ giữa tiên tri và sự ứng nghiệm, hay nói cách khác Cựu Ước là hình bóng, còn Tân Ước chính là thực thể.

Nếu ở Cựu Ước (hình bóng) có lịch sử Mênchixêđéc dùng bánh và rượu để chúc phước cho Ápraham, thì nhất định trong Tân Ước (thực thể) cũng phải có lịch sử tương tự như vậy. Vậy, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem lời tiên tri về Mênchixêđéc trong Cựu Ước đã được ứng nghiệm như thế nào trong Tân Ước.

“Trong ngày thứ nhứt ăn bánh không men, môn đồ đến gần Đức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn lễ Vượt qua tại đâu?… Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.” Mathiơ 26:17-19, 26-28

Đức Chúa Jêsus đã đến với tư cách thầy tế lễ thượng phẩm phần linh hồn, nhưng trong khi các thầy tế lễ đương thời dùng huyết hy sinh của súc vật để thi hành chức tế lễ thì ngược lại Đức Chúa Jêsus đã dùng bánh và rượu nho làm đồ tế lễ. Ngài đã lập giao ước rằng bánh của Lễ Vượt Qua là thịt của Ngài, rượu nho là huyết của Ngài, rồi hứa ban cho chúng ta sự tha tội cùng sự sống đời đời.

Giống như Mênchixêđéc phần xác ở thời đại Cựu Ước đã chúc phước phần xác cho Ápraham, Đức Chúa Jêsus là Mênchixêđéc phần linh hồn chúc phước sự sống đời đời cho chúng ta tại Siôn bằng bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua theo như tiên tri trong công việc của Mênchixêđéc. Cho nên chúng ta thấy được rằng Mênchixêđéc trong Cựu Ước là phần tiên tri được ứng nghiệm trọn vẹn bởi Đức Chúa Jêsus ở thời đại Tân Ước.

Quả thật, Mênchixêđéc biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus và Đức Chúa Jêsus đã xuất hiện là thực thể của Mênchixêđéc hay không? Chúng ta hãy xác minh một lần nữa thông qua sách Hêbơrơ.

“Cũng một thể ấy, Đấng Christ không tự tôn mình làm thầy tế lễ thượng phẩm; nhưng tại Đấng đã phán cùng Ngài rằng: Ngươi là Con ta, Ta đã sanh ngươi ngày nay. Lại nơi khác có phán cùng Ngài rằng: Ngươi làm thầy tế lễ đời đời Theo ban Mênchixêđéc… Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu, và sau khi đã được làm nên trọn vẹn rồi, thì trở nên cội rễ của sự cứu rỗi đời đời cho kẻ vâng lời Ngài, lại có Đức Chúa Trời xưng Ngài là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc.” Hêbơrơ 5:5-10

Khác với các thầy tế lễ khác lấy của lễ hy sinh súc vật mà dâng tế lễ, Đức Chúa Jêsus chúc phước sự sống đời đời cho chúng ta bằng bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua, nên được làm Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm theo ban Mênchixêđéc rồi. Vậy Mênchixêđéc là Đức Chúa Jêsus và ấy là một sự thật rất xác thực. Dù vậy, tại sao Kinh Thánh nói rằng về Mênchixêđéc này có nhiều điều nên nói mà khó cắt nghĩa như vậy? Chúng ta hãy lý giải sâu sắc hơn về Mênchixêđéc này.

Sự mầu nhiệm về Mênchixêđéc

“Vả, Mênchixêđéc đó là vua của Salem, thầy tế lễ của Đức Chúa Trời rất cao, đã đi rước Ápraham và chúc phước cho, trong khi người thắng trận các vua trở về; Ápraham đã lấy một phần mười về mọi của cải mình mà dâng cho vua; theo nghĩa đen tên vua ấy, trước hết là vua sự công bình, lại là vua của Salem nữa, nghĩa là vua bình an; người không cha, không mẹ, không gia phổ; không có ngày đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời, như vậy là giống Con Đức Chúa Trời, – Mênchixêđéc nầy làm thầy tế lễ đời đời vô cùng.” Hêbơrơ 7:1-3

Rõ ràng Đức Chúa Jêsus Sơ Lâm đã đến với tư cách là thực thể của Mênchixêđéc. Nhưng nếu nói rằng Đức Chúa Jêsus đã làm ứng nghiệm trọn vẹn tiên tri về Mênchixêđéc thì sẽ có mấy điều rất khó cắt nghĩa.

Trước tiên, Kinh Thánh phán rằng Mênchixêđéc không gia phổ. Gia phổ được đề cập đến ở đây chính là gia phổ của Ysơraên mà được ghi chép trong Kinh Thánh. Nhưng gia phổ của Đức Chúa Jêsus đã được ghi chép ngay đầu quyển sách Tin Lành, là quyển sách được các sứ đồ làm chứng về Đức Chúa Jêsus chép lại, thế nên lời tiên tri về vấn đề gia phổ đã chưa được ứng nghiệm.

“Gia phổ Đức Chúa Jêsus Christ, con cháu Đavít và con cháu Ápraham. Ápraham sanh Ysác; Ysác sanh ra Giacốp; Giacốp sanh ra Giuđa và anh em người… Êliút sanh Êlêaxa; Êlêaxa sanh Mathan; Mathan sanh Giacốp; Giacốp sanh Giôsép là chồng Mari; Mari là người sanh Đức Chúa Jêsus, gọi là Christ.” Mathiơ 1:1-16

Tên của Đức Chúa Jêsus được ghi trên gia phổ của Ysơraên trong Kinh Thánh như thế, cho nên chưa được ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Christ, là Đấng đến làm Mênchixêđéc phải là người ngoại bang, tức là không có gia phổ. Đây chính là điểm khó cắt nghĩa trong việc công nhận rằng Mênchixêđéc chính là Đức Chúa Jêsus Sơ Lâm.

Hơn nữa, Kinh Thánh làm chứng rằng Mênchixêđéc không cha, không mẹ. “không cha” trong Kinh Thánh có nghĩa là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa câu này.

“Khi Đức Chúa Jêsus còn phán cùng dân chúng, thì mẹ và anh em Ngài đến đứng ngoài, muốn nói cùng Ngài. [Có người thưa cùng Ngài rằng: Đây nầy, mẹ và anh em thầy ở ngoài, muốn nói cùng thầy.] Ngài đáp rằng:… Nầy là mẹ ta cùng anh em ta! Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy.” Mathiơ 12:46-50

Khi xem lời dạy của Đức Chúa Jêsus thì những người được công nhận là anh em, chị em, cha, mẹ về phần linh hồn phải là những người làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Nếu vận dụng câu Kinh Thánh này để giải nghĩa lời tiên tri rằng Mênchixêđéc ‘không cha, không mẹ’, thì có nghĩa là Đấng Christ, là thực thể của Mênchixêđéc phải sanh ra trong gia đình mà cha mẹ đều không tin vào Đức Chúa Trời, tức là phải sanh ra trong gia đình vô tín ngưỡng. Nhưng nếu xem ghi chép trong Kinh Thánh thì có thể thấy rằng Đức Chúa Jêsus Sơ Lâm có cha là Giôsép và mẹ là Mari, đều là những người thành thật tin và kính sợ Đức Chúa Trời.

Đấng Christ Tái Lâm đến với tư cách là Mênchixêđéc

Việc Đức Chúa Jêsus đến với tư cách là Mênchixêđéc là điều chắc chắn, nhưng chỉ bằng lịch sử của Sơ Lâm thì không thể đáp ứng được đầy đủ trọn vẹn tất cả những điều kiện về Mênchixêđéc. Thế nên, để làm cho ứng nghiệm trọn vẹn lời tiên tri thì Đấng Christ phải hiện ra lần thứ hai để ban sự cứu rỗi cho những kẻ chờ đợi Ngài.

“Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét, cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.” Hêbơrơ 9:27-28

Được chép rằng Đấng Christ, là Đấng mà luôn tồn tại cạnh chúng ta ở dạng linh hồn ‘lại sẽ hiện ra lần thứ hai’, điều đó có nghĩa là giống với lần thứ nhất, lần thứ hai Ngài cũng sẽ mặc áo xác thịt mà đến. Khi đến lần thứ hai, Ngài phải làm ứng nghiệm trọn vẹn tiên tri về Mênchixêđéc mà thời Sơ Lâm vẫn chưa được ứng nghiệm trọn vẹn. Vì thế, theo lời tiên tri ‘không gia phổ’, Ngài phải sanh ra ở nước ngoại bang mà không được ghi trong gia phổ của Ysơraên, theo lời tiên tri ‘không cha, không mẹ’, Ngài phải sanh ra trong gia đình vô tín ngưỡng. Thêm vào đó, phải là Đấng mang theo bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua, là biểu tượng quan trọng nhất của Mênchixêđéc, mà đến, rồi ban cho chúng ta phước lành sự sống đời đời, thì mới được gọi là Mênchixêđéc trọn vẹn.

Theo tất thảy mọi lời tiên tri của các đấng tiên tri, Đấng đến xứ đầu cùng đất phương Đông, tức là Hàn Quốc, nước ngoại bang không được ghi trong gia phổ của Ysơraên, sanh ra trong gia đình vô tín ngưỡng, tức là có cha mẹ phần thể xác không tin vào Đức Chúa Trời, đem bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua của giao ước mới và ban phước lành sự sống đời đời cho chúng ta, chính là Đấng An Xang Hồng. Vậy, Đấng An Xang Hồng chính là Mênchixêđéc đến đất này, và được làm chứng bởi các đấng tiên tri và Kinh Thánh.

Thế gian này có rất nhiều nhà thần học, nhưng ngoài Đấng An Xang Hồng ra, không một ai làm ứng nghiệm lời tiên tri này. Bởi vì, việc ban sự cứu rỗi, sự sống đời đời bằng Lễ Vượt Qua theo lời tiên tri Kinh Thánh là việc mà chỉ Đức Chúa Trời mới có thể thực hiện được mà thôi.

Chúng ta phải tin vào Mênchixêđéc đến theo lời tiên tri. Thông qua đấng tiên tri Êsai, Đức Chúa Trời đã sớm tiên tri rằng Mênchixêđéc sẽ xuất hiện vào thời đại cuối cùng, và Ngài hứa sẽ ban sự sống đời đời cho những ai tiếp nhận Mênchixêđéc ấy.

“Đức Giêhôva vạn quân sẽ ban cho mọi dân tộc, tại trên núi nầy, một tiệc yến đồ béo, một diên rượu ngon, đồ béo có tủy, rượu ngon lọc sạch. Tại trên núi nầy Ngài sẽ diệt trừ mặt của mọi đồ đắp trên muôn dân, và cái màn che phủ mọi dân tộc. Ngài đã nuốt sự chết đến đời đời. Chúa Giêhôva sẽ lau nước mắt khỏi mọi mặt, và trừ bỏ sự xấu hổ của dân Ngài khỏi cả thế gian; vì Đức Giêhôva đã phán vậy. Trong ngày đó, người ta sẽ nói rằng: Kìa, ấy là Đức Chúa Trời chúng ta; chúng ta đã mong đợi Ngài, và Ngài sẽ cứu chúng ta. Ấy là Đức Giêhôva; chúng ta đã mong đợi Ngài, chúng ta sẽ nức lòng mừng rỡ và đồng vui về sự cứu rỗi của Ngài!” Êsai 25:6-9

Theo lời tiên tri này, Đấng An Xang Hồng đã xuất hiện vào thời đại cuối cùng, ban yến tiệc của sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua, là chứng cớ của Mênchixêđéc. Sau khi bị xoá bỏ thông qua hội công đồng Nicaea, trải qua quãng thời gian dài khoảng 1600 năm, Lễ Vượt Qua đã bị giấu kín mọi dấu vết. Kinh Thánh đã làm chứng rằng Đấng ban cho rượu ngon lọc sạch, mang đến Lễ Vượt Qua không được giữ trong khoảng thời gian dài, rồi nuốt sự chết đến đời đời và ban cho chúng ta sự sống đời đời, chính là Đức Chúa Trời.

Trong vô số nhân loại trên thế gian này, sẽ có được mấy người nhận biết ra Đức Chúa Trời mặc áo xác thịt mà đến và đang dẫn dắt chúng ta vào sự sống đời đời theo lời tiên tri này đây? Chúng ta phải thật cảm tạ về ân huệ của Đức Chúa Trời vì Ngài ban cho sự khôn ngoan và thông sáng để chúng ta hiểu biết Đấng Christ An Xang Hồng là sự mầu nhiệm trong các mầu nhiệm, là Đấng trở nên thực thể Mênchixêđéc mà đến.

Dù các nhà lãnh đạo tôn giáo và người Giuđa chỉ nhìn Đức Chúa Jêsus là một người tầm thường và không hiểu Ngài khi Ngài đến lần thứ nhất và cuối cùng bị dẫn đến sự hư mất đời đời; nhưng các sứ đồ như Phierơ được ban phước Nước Thiên Đàng vì nhận lấy Ngài là Đấng Christ đương xuất hiện theo lời tiên tri. Khi hiểu biết Đức Chúa Trời thì sẽ nhận được phước lành tuyệt vời như vậy đấy!

Các người dân của Đức Chúa Trời làm chứng về Đấng ban một diên rượu Lễ Vượt Qua sự sống rằng “Kìa, ấy là Đức Chúa Trời của chúng ta”. Giống như thế, chúng ta phải đi đến sự cứu rỗi Nước Thiên Đàng trong sự hiểu biết trọn vẹn và tán dương Đấng Christ An Xang Hồng là Đấng ban phước sự sống đời đời cho chúng ta. Hơn nữa, chúc anh chị em Siôn chúng ta cùng truyền bá Đức Chúa Trời đang đến thế gian để cứu rỗi chúng ta theo mọi lời tiên tri này, đặng dẫn dắt muôn dân đến sự sống.