Ngày Sabát của giao ước mới

2203 Xem

Đức Chúa Trời ghi chép 66 quyển Kinh Thánh vì sự cứu rỗi của chúng ta, và trong phần cuối của sách Khải Huyền là bộ phận cuối cùng của toàn thể Kinh Thánh, Ngài đã dặn dò rằng bất cứ ai cũng đừng thêm và đừng bớt trong lời Kinh Thánh. Có thể coi rằng đây là nội dung Đức Chúa Trời làm thức tỉnh rằng lời của Đức Chúa Trời có quyền uy dường bao. Người không để tuột mất dù là một lời, dù là một từ trong Kinh Thánh, và coi quý trọng từng một lời, từng một câu mới có thể được nhận lời hứa của sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban cho.

Trong phạm trù của giao ước mới có rất nhiều loại như Lễ Vượt Qua, ngày Sabát, lễ trọng thể, luật lệ khăn trùm, Báptêm v.v…, nhưng trong số đó, hãy dò xem sự dạy dỗ Kinh Thánh về ngày Sabát và ý muốn của Đức Chúa Trời được chứa đựng trong đó.

Ngày Sabát Ngài chế định lúc sáng thế

Ngày Sabát có khởi nguyên từ ngày mà ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất và muôn vật rồi nghỉ ngơi, và là ngày kỷ niệm của Đấng Sáng Tạo. Trong Sáng Thế Ký chương 1 có ghi chép công cuộc sáng tạo 6 ngày của Đức Chúa Trời, còn sang đến chương 2 được chép rằng công việc sáng tạo được kết thúc thì đạt đến ngày thứ bảy, mà Đức Chúa Trời nghỉ ngơi vào ngày này và đã phú thêm ý nghĩa đặc biệt vào ngày này.

“Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Ðức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.” Sáng Thế Ký 2:1-3

Có những người coi rằng ngày Sabát là luật pháp của Cựu Ước, nhưng kể cả trước khi có luật pháp, ngay từ ban đầu lúc trời đất và muôn vật được sáng tạo, Đức Chúa Trời đã đặt ngày Sabát là ngày thánh và chế định là ngày được Ngài ban phước. Đức Chúa Trời quy định đặc biệt ngày Sabát là bởi trong đó có yếu tố cần thiết không thể thiếu mà liên quan tới sự cứu rỗi.

Ngày Sabát được chế định lúc sáng thế đã được thành luật pháp được văn tự hóa vào thời đại Môise. Khi Đức Chúa Trời ban bố luật pháp của Cựu Ước được gọi là Mười Điều Răn, Ngài đã giải thích chi tiết về nội dung này.

“Hãy nhớ ngày nghỉ (ngày Sabát, Bản dịch mới) đặng làm nên ngày thánh. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái, tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; vì trong sáu ngày Ðức Giêhôva đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Ðức Giêhôva đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.” Xuất Êdíptô Ký 20:8-11

Lời “Hãy nhớ ngày nghỉ (ngày Sabát) đặng làm nên ngày thánh.” là sự dạy dỗ mà Đức Chúa Trời đích thân ban cho người dân. Đó không phải là điều răn của loài người được làm ra bởi sự hủy báng của ma quỉ, nhưng là điều răn của Đức Chúa Trời, mà Đức Chúa Trời đích thân chế định và tuyên bố. Đức Chúa Trời đặt sự “nhớ ngày Sabát, ngày thứ bảy đặng làm nên ngày thánh” được bao gồm trong điều răn, và đích thân ban luật pháp, luật lệ và phép đạo cho người dân của Ngài.

Luật pháp Môise quy định rằng hãy xử tử kẻ nào phạm đến ngày Sabát. Ngày Sabát của Cựu Ước là luật lệ tuyệt đối đến mức ai phạm điều này thì bị hủy diệt thậm chí sự sống (Xuất Êdíptô Ký 31:12-17). Để làm thức tỉnh rằng nếu chống lại lời thì linh hồn ấy tuyệt đối không được cứu rỗi, Đức Chúa Trời đã quy định một cách nghiêm khắc mọi luật pháp của Cựu Ước.

Ngày Sabát Đức Chúa Jêsus giữ

Ngày Sabát được văn tự hóa đã được giữ trong suốt năm tháng dài đằng đẵng 1500 năm, và được nối tiếp thành chế độ ngày Sabát của giao ước mới. Thông qua việc làm của Đức Chúa Jêsus, hãy xác minh sự thật rằng ngày Sabát là luật của lẽ thật tuyệt đối không nên bị thay đổi hoặc xóa bỏ.

“Đức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc. Có người trao sách tiên tri Êsai cho Ngài, Ngài dở ra, gặp chỗ có chép rằng…” Luca 4:16-21

Đức Chúa Jêsus cũng đã giữ ngày Sabát theo thói quen. Vì ngày Sabát là điều răn và là mệnh lệnh tuyệt đối của Đức Chúa Trời, nên Ngài đã cho thấy tấm gương đích thân giữ ở trước mặt các môn đồ.

Kể cả ở thời đại luật pháp, ngày Sabát đã tồn tại; và ngày Sabát ấy được giữ tiếp tục cho tới tận thời đại Đức Chúa Jêsus. Sự khác biệt giữa ngày Sabát của Cựu Ước và Tân Ước là: vào Cựu Ước thì đã giữ ngày Sabát bởi hy sinh của thú vật, nhưng vào Tân Ước thì đã được thay đổi thành thờ phượng của cầu nguyện và ngợi ca được dâng lên bằng tâm thần và lẽ thật bởi huyết báu của Đức Chúa Jêsus Christ, là thực thể của của lễ hy sinh.

“Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn.” Mathiơ 5:17

Ngày Sabát của Cựu Ước được giữ bằng cách dâng của lễ là huyết của thú vật, chính là tượng trưng, và là mô hình cho Đấng Christ về sau sẽ đến đất này. Bản thân mô hình ấy không phải là thật thể, nên không trọn vẹn. Phải là ngày Sabát được lập ra bởi Đấng Christ đến là thật thể thì mới là ngày Sabát của giao ước mới chân chính, và mới có thể trở nên dấu hầu cho đến gần sự nghỉ ngơi chân thật. Cho nên, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng Ngài đến để làm trọn luật pháp chứ không phải để xóa bỏ.

Gọi là luật pháp ngày Sabát được làm trọn, có nghĩa là ngày Sabát của giao ước mới hầu cho được mặc lấy công lao huyết báu của Đấng Christ, chứ không phải bởi huyết của thú vật. Rốt cuộc, riêng mỗi của lễ và nghi thức tế lễ được làm trọn thành giao ước mới thôi, còn ngày Sabát mà Đức Chúa Trời quy định vào ngày thứ bảy thì đã được giữ y nguyên.

Ngày Sabát các sứ đồ giữ

Các hội thánh giữ thờ phượng Chủ nhật ngày nay, để làm hợp lý hóa giáo lý của bản thân, đang chủ trương giả dối rằng “Ngày Sabát là luật pháp của Cựu Ước nên đã bị xóa bỏ.”, “Sau sự kiện thập tự giá thì không cần nữa.”, “Vì ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh là Chủ nhật nên đã được đổi sang Chủ nhật.” v.v… Họ đang nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm hợp lý hóa hành vi của bản thân từ bỏ điều răn của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, kể cả sau khi Đức Chúa Jêsus qua đời trên thập tự giá, các sứ đồ và các thánh đồ Hội Thánh sơ khai vẫn đã giữ ngày Sabát.

“Bấy giờ là ngày sắm sửa, và ngày Sabát gần tới. Các người đàn bà đã từ xứ Galilê đến với Ðức Chúa Jêsus, theo Giôsép, xem mả và cũng xem xác Ngài đặt thể nào. Khi trở về, họ sắm sửa những thuốc thơm và sáp thơm. Ngày Sabát, họ nghỉ ngơi theo luật lệ.” Luca 23:54-56

Dù chỉ xem cảnh này thôi cũng dễ dàng hiểu được sự thật rằng kể cả sau sự kiện thập tự giá, ngày Sabát vẫn đã được giữ. Hơn nữa, chúng ta hãy dò xem kể cả tình huống sau khi Đức Chúa Jêsus phục sinh, thăng thiên.

“… Chúng ta ở tạm đó vài ngày. Ðến ngày Sabát, chúng ta ra ngoài cửa thành, đến gần bên sông, là nơi chúng ta tưởng rằng người ta nhóm lại đặng cầu nguyện; chúng ta ngồi xong, giảng cho những đàn bà đã nhóm lại.” Công Vụ Các Sứ Đồ 16:11-13

“… Phaolô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sabát biện luận với họ, lấy Kinh thánh cắt nghĩa và giải tỏ tường về Đấng Christ phải chịu thương khó, rồi từ kẻ chết sống lại. Người nói rằng Đấng Christ nầy, tức là Đức Chúa Jêsus mà ta rao truyền cho các ngươi.” Công Vụ Các Sứ Đồ 17:1-3

Kể cả sau khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên, các sứ đồ vẫn đã giữ ngày Sabát y theo thói quen. Sứ đồ Phaolô cũng đã như vậy. Phaolô là người từ bỏ giáo Giuđa mà mình đã tôn sùng nhiệt liệt trong quá khứ, tiếp nhận lẽ thật giao ước mới, và nếu không phải là sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời và không liên quan đến sự cứu rỗi thì người đã coi thậm chí kể cả tri thức uyên bác của bản thân như là rơm rác, và đã dứt khoát bỏ đi. Chẳng phải có nguyên nhân và nguyên do mà Phaolô thể ấy giữ luật lệ ngày Sabát hay sao? Khi làm chứng sự dạy dỗ của Đấng Christ, Phaolô đã nói rằng “Tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em.” (I Côrinhtô 11:1, 23), và như đã giải thích rằng mình làm theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus, Phaolô cũng đã giữ ngày Sabát theo tấm gương của Đấng Christ.

Ngày Sabát phải được giữ cho đến ngày tận thế

Ngày Sabát được chế định lúc sáng thế là luật lệ quan trọng của Đức Chúa Trời, đã được giữ tiếp tục từ thời đại Môise đến thời đại Đức Chúa Jêsus, và đến thời đại sứ đồ sau khổ nạn thập tự giá của Đức Chúa Jêsus. Hãy dò xem ngày Sabát này là luật lệ phải được giữ đến tận khi nào.

“Hãy cầu nguyện cho các ngươi khỏi trốn tránh nhằm lúc mùa đông hay là ngày Sabát; vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa. Nếu những ngày ấy không giảm bớt, thì chẳng có một người nào được cứu; song vì cớ các người được chọn, thì những ngày ấy sẽ giảm bớt.” Mathiơ 24:20-22

“Hoạn nạn lớn đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy” là lời tiên tri về việc sẽ xảy ra vào ngày tận thế. Nếu như ngày Sabát không có bất cứ ý nghĩa gì sau sự kiện thập tự giá thì không có lý do gì để Đức Chúa Jêsus vừa tiên tri về sự việc của tận thế vừa đề cập đến ngày Sabát cả. Trong lời phán “Hãy cầu nguyện cho các ngươi khỏi trốn tránh nhằm lúc mùa đông hay là ngày Sabát.” có chứa đựng ý muốn của Đức Chúa Trời rằng kể cả vào thời đại cuối cùng, các thánh đồ cũng nhất định phải ghi nhớ và giữ ngày Sabát.

Trong điều răn của Đức Chúa Trời có phước lành và có ý nghĩa mà chúng ta nhất định phải ghi nhớ. Bởi vậy, Đức Chúa Trời đã dặn dò chúng ta rằng cho đến ngày tận thế, tuyệt đối đừng quên ngày Sabát, là điều răn của Đức Chúa Trời. Ngày Sabát của giao ước mới là luật lệ của Đức Chúa Trời tồn tại cho đến ngày tận thế, và là điều răn của Đức Chúa Trời không thể bị thay đổi đời đời mãi mãi.

Những người giữ ngày Sabát của giao ước mới là người dân của Đức Chúa Trời

Những người giữ ngày Sabát của giao ước mới là dân thánh của Đức Chúa Trời, nên ma quỉ làm ra thứ giả dối hòng phương hại điều này. Bằng cách xóa bỏ thời kỳ và luật pháp mà Đức Chúa Trời chế định, nó khiến cho rất nhiều linh hồn xa cách khỏi Đức Chúa Trời.

“… Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Ðấng Rất Cao, làm hao mòn các thánh của Ðấng Rất Cao, và định ý đổi những thời kỳ và luật pháp…” Ðaniên 7:23-25

Kinh Thánh tiên tri rằng ma quỉ, kẻ đối nghịch Đấng Rất Cao, định ý đổi thời kỳ và luật pháp của Đức Chúa Trời. Như lời tiên tri này, thế lực của Satan đã thay đổi ngày dâng thờ phượng chí thánh lên Đức Chúa Trời từ ngày Sabát ngày thứ bảy sang ngày thứ nhất. Thế thì, những người làm theo luật của Satan quả thật có được cứu rỗi chăng?

Trên thế gian có rất nhiều hội thánh và có vô số các Cơ Đốc nhân như hạt cát trên bờ biển. Hết thảy đều nhất loạt tự phụ rằng bản thân là người dân của Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời phân biệt giữa người dân của Ngài với những người không phải dân Ngài vào ngày phán xét cuối cùng. Để ban sự cứu rỗi cho duy chỉ người dân của Ngài, Ngài đã phán rằng sẽ xác minh xem luật pháp của Đức Chúa Trời có nội tại ở giữa tấm lòng chúng ta không.

“Hỡi dân biết điều công nghĩa, ghi luật pháp ta trong lòng, hãy nghe ta! Chớ e người ta chê bai, đừng sợ họ nhiếc móc.” Êsai 51:7

“Đức Giêhôva phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Ysơraên và với nhà Giuđa. Giao ước nầy sẽ không theo giao ước mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt ra khỏi đất Êdíptô, tức giao ước mà chúng nó đã phá đi, dầu rằng ta làm chồng chúng nó, Đức Giêhôva phán vậy. Đức Giêhôva phán: Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Ysơraên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta.” Giêrêmi 31:31-33

Chính những người giữ gìn luật pháp của giao ước mới giữa tấm lòng mới là người dân của Đức Chúa Trời. Để mọi điều khác sang một bên và chỉ nghĩ đến vấn đề ngày Sabát, thì ngày Sabát là luật pháp của Đức Chúa Trời đã được Đức Chúa Trời chế định từ lúc sáng thế và được văn tự hóa vào thời đại Môise, tiếp tục được Đức Chúa Jêsus giữ vào thời đại Tân Ước, và được các sứ đồ giữ vững cho đến cuối cùng kể cả sau khổ nạn thập tự giá của Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus đã đích thân ban cho chúng ta sự dạy dỗ rằng “Hãy luôn cầu nguyện cho các ngươi khỏi trốn tránh nhằm lúc mùa đông hay là ngày Sabát.” với ý nghĩa rằng đừng quên mất ngày này cho đến ngày tận thế.

Nếu là người dân chân thật của Đức Chúa Trời thì phải làm theo luật pháp của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán rằng những người chứa đựng luật pháp Ngài trong lòng là người dân yêu dấu của Ngài, và Ngài cứu rỗi họ. Dù chỉ xét một điều là ngày Sabát thì chúng ta cũng phải có lòng tự hào và kiêu hãnh bởi sự thật rằng chúng ta rõ ràng là con cái của Đức Chúa Trời, và các người dân Siôn phải dâng tán dương và vinh hiển đời đời lên Đức Chúa Trời Cha và Mẹ trên trời Giêrusalem Mới, là Đấng chép luật pháp của giao ước mới vào lòng chúng ta.

Ngày Sabát của giao ước mới – ý muốn của Đức Chúa Trời, là con đường đi vào Nước Thiên Đàng

Đức Chúa Trời đã làm thức tỉnh rõ ràng về sự thật rằng ngày Sabát là phép đạo và là luật lệ phải được giữ cho đến ngày tận thế, nên nếu là người thật sự muốn đi vào Nước Thiên Đàng thì phải giữ ngày Sabát.

“Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.” Mathiơ 7:21

Giữa thờ phượng ngày Sabát và thờ phượng Chủ nhật, đâu là ý muốn của Cha vậy? Đương nhiên là ngày Sabát. Đức Chúa Jêsus biết trước sự rằng ngày Sabát sẽ bị thay đổi bởi ma quỉ, nên Ngài đã phán rằng “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít.” (Mathiơ 7:13-14), và đề cập rõ ràng rằng “Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé.” (câu 15).

Nói một cách dễ hiểu thì ngày Sabát là một trong số các cột mốc hầu cho tìm kiếm được vương quốc của Đức Chúa Trời. Đối với các con cái, Đức Chúa Trời cho biết chi tiết về con đường tìm đến Nước Thiên Đàng. Phải tìm đến nơi làm phép Báptêm nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh, phải tìm đến nơi giữ ngày Sabát, và phải tìm đến nơi tin vào danh mới của Đức Chúa Jêsus, là danh của Đức Thánh Linh. Hơn nữa, phải tìm đến nơi có Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, tức là Đức Chúa Trời Êlôhim, và phải nhận biết xem nơi ấy có phải hay không phải là Siôn giữ lễ trọng thể. Khi được như thế thì mới có thể nhận được tư cách đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.

Rất nhiều người thế gian tin vào Đức Chúa Trời, nhưng đang không tìm kiếm con đường hướng tới Nước Thiên Đàng. Kinh Thánh nói rằng không phải thì nên quay lưng với con đường không phải và đi trở ra, thế nhưng họ lại đang cố chấp cho đến cuối cùng con đường sai ấy. Nếu như xung quanh có các linh hồn đáng thương thể ấy, thì hãy cho họ biết rõ ràng ý muốn của Cha rằng “Hãy bỏ con đường bất nghĩa mà bây giờ đang làm, và hãy trở lại cùng Đức Chúa Trời. Hãy mau chóng ra khỏi Babylôn.” (Tham khảo: Êsai 55:6-7, Khải Huyền 18:1-4). Mong hết thảy đều làm theo ý muốn của Cha, nhờ đó cùng nhau đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.

Vào lúc này các người nhà Siôn bay vào lòng Mẹ trên trời Giêrusalem Mới như chim bồ câu, chúng ta một lần nữa hãy ghi khắc trong lòng luật pháp, luật lệ và phép đạo của Đức Chúa Trời, và phải giữ gìn một cách quý trọng dù là trong bất cứ tình huống nào. Những người có luật pháp của Đức Chúa Trời trong lòng mới là người dân của Đức Chúa Trời. Mong hết thảy các người nhà Siôn giữ gìn và rao truyền luật lệ của lẽ thật giao ước mới, nhờ đó được đạt đến Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.