“Gia đình của chúng ta cũng hãy có cuộc họp gia đình!”
Cuộc họp gia đình là sân trường của sự thông hiểu chắc chắn nhất
Có rất nhiều chủng loại cuộc họp: trong trường học có cuộc họp lớp, trong công ty có cuộc họp ban ngành & cuộc họp cán bộ v.v… Giống như vậy, để vận hành bất cứ tổ chức nào thì cuộc họp là điều tất yếu và rất tự nhiên. Hàng rào được gọi là gia đình rõ ràng cũng là một tổ chức cấu thành xã hội, nên cũng cần thiết cuộc họp vì sự thông hiểu và thỏa hiệp suôn sẻ.

Đối với câu hỏi rằng có cuộc họp gia đình không thì phần lớn đều nói rằng “Còn không có thời gian để nhìn mặt nhau mà.”, “Vì con cái nhỏ quá nên không thể.”, “Nếu có cuộc họp thì nói chuyện gì đây?”, “Lời của tôi chính là luật thì cần gì cuộc họp.” v.v… Rất nhiều người nghĩ rằng cuộc họp có khoảng cách xa với bản thân mình. Sự thật là không dễ gì để gia ít người nhóm lại một chỗ vì người cha phải làm công việc bên ngoài, người mẹ làm công việc trong nhà, con cái thì phải học hành do xã hội công nghiệp bận rộn. Bởi thế dù có nhóm lại chăng nữa cũng không có lời gì để nói, nên có trường hợp tránh đi.
Cuộc họp gia đình không chỉ là giai đoạn đầu để giải quyết vấn đề lớn nhỏ xảy ra bên trong gia đình, mà còn là sân trường của thông hiểu vì sự thân mật và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Thời gian qua nếu đã chưa từng thử vì không dám nghĩ đến, thì hãy thử thách dù là kể từ bây giờ. Ban đầu có thể ngượng nhưng dần dần trở nên thói quen rồi thì không biết chừng sẽ chờ đợi thời gian ấy.
Điều tốt khi có cuộc họp gia đình
Dầu là gia đình, nhưng khi nói thật suy nghĩ lẫn nhau thì mới có thể thông hiểu nhau. Vì thế, cuộc họp gia đình là cơ hội tốt có thể bày tỏ suy nghĩ của mình một cách tự nhiên, và vì biết mỗi người đang sống bởi tâm trạng nào suy nghĩ nào nên tình cảm có thể được sâu sắc. Hơn nữa, có được niềm tin rằng cả gia đình đều nghe và đánh giá sự quan tâm của bản thân mình, nên có được suy nghĩ rằng sự tồn tại của mình có giá trị hơn.
Và lấy vấn đề cha mẹ vốn đã quyết định đơn phương làm chủ đề trong cuộc họp gia đình thì phạm vi thông hiểu có thể rộng ra hơn. Khi định ra quy tắc và giải quyết vấn đề cùng nhau thì cảm thấy cả gia đình đi trên một con thuyền nên có tinh thần hợp tác và có thể tối thiểu hóa sự bất hòa giữa gia đình.
Nếu thường xuyên có cuộc họp gia đình thì các con cái được ban cơ hội có thể biểu hiện suy nghĩ của bản thân mình bất cứ lúc nào nên ít phản kháng hơn, và không yêu cầu vô điều kiện vì tự hiểu rằng sự yêu cầu không có lý do và căn cứ là không hợp lý. Và có năng lực nghe ý kiến của người khác và thông cảm nên có thói quen suy nghĩ và nói một cách logic.
Thông qua cuộc họp gia đình, cha mẹ có thể dưỡng dục con cái một cách hiệu quả hơn. Đừng cắt ngang sự yêu cầu của con cái nhưng hãy nói rằng “Con hãy thảo luận trong cuộc họp gia đình thì thế nào?”, “Đó là một chủ đề tốt có thể thảo luận trong cuộc họp gia đình lần sau.” Như vậy, nếu đề nghị chọn điều đó làm chủ đề cuộc họp gia đình thì có thể tránh khỏi bất hòa không cần thiết và có thể ngăn chặn vấn đề xé ra to cho đến khi cuộc họp gia đình lần sau.
Trên thực tế, một bà nội trợ thực hiện cuộc họp gia đình thường xuyên nói rằng vì mệt mỏi do cứ phải càu nhàu từng điều một với con cái, và cảm thấy xa cách với con cái nên đã bắt đầu cuộc họp gia đình, từ đó về sau, dù không dùng phương pháp càu nhàu hoặc giảng giải và giáo dục nhưng có thể đối thoại với các con cái.
Phải làm gì trong cuộc họp gia đình?
Trước khi bắt đầu cuộc họp gia đình thực sự, có thời gian cảm tạ và ngợi khen nhau về hình ảnh tốt đẹp hoặc phần đang dần trở nên tốt đẹp của gia đình thì nâng cao sĩ khí gia đình và có thể mang lại bầu không khí hòa thuận. Nếu vấn đề sẽ thảo luận trong cuộc họp gia đình là nội dung mà cả gia đình có thể chia sẻ với nhau thì dù là bất cứ chủ đề nào cũng không sao. Có thể định ra quy tắc về phân chia trách nhiệm việc nhà như khu vực dọn dẹp và người vứt rác, hoặc điểm bất tiện lẫn nhau, điểm mong muốn sửa đổi. Hơn nữa, có thể bàn luận về nội dung giúp đỡ nhau trong các sự kiện (sinh nhật, ngày lễ, kỳ thi) trong nhà hoặc kinh tế gia đình, vấn đề tiền tiêu vặt, và cũng có thể chụm đầu vào nhau để lên thực đơn. Dán vấn đề sẽ bàn luận tại nơi mà cả gia đình đều dễ nhìn và suy nghĩ sẵn trước cuộc họp gia đình thì sẽ trở thành cuộc họp gia đình suôn sẻ. Vấn đề đã được quyết định phải được bày ra ở nơi mọi người có thể trông thấy, hầu cho không quên mất điều đó.
Nếu cuộc họp gia đình trở thành trường phán xét thì lại có thể gây ra xung đột giữa gia đình nên phải tránh phê bình hoặc chỉ trích về hành động sai lầm của gia đình. Và vấn đề sự huấn dục mà có liên quan đến chỉ một con cái thì hãy giải quyết riêng lẻ với con cái ấy.
Không có luật pháp rằng phải chỉ tổ chức cuộc họp vì là cuộc họp gia đình. Chủ đề có thể nói chuyện trong gia đình rất đa dạng như chủ đề thời sự mà trở thành câu chuyện trong xã hội, cây chuyện có giáo huấn, trí tuệ cuộc sống, kinh nghiệm trong cuộc sống của mình, câu văn tốt trong sách mình đã đọc, việc xin lỗi gia đình hoặc câu chuyện hài hước đã nghe từ bạn bè.
Thỉnh thoảng, chuẩn bị thời gian đặc biệt cũng có ý nghĩa. Nếu xây dựng mối quan hệ đồng cảm đa cảm như đọc một bài thơ, nhớ lại ký ức xưa thông qua hình ảnh, chơi trò chơi mà gia đình có thể chơi, đọc thư cho nhau hoặc trao đổi món quà nhỏ chứa đựng câu chuyện thì tình yêu gia đình sẽ dính chặt hơn.
Hãy có cuộc họp gia đình thế này
Khi nghĩ đến cuộc họp gia đình thì nhiều người cảm thấy gánh nặng trước nhưng hóa ra nó không to tát đến thế. Mở cuộc họp gia đình với suy nghĩ rằng cả gia đình nhóm lại và nói chuyện với nhau là được rồi. Không có trật tự được quy định nhưng thông thường theo trật tự như tuyên bố khai mạc, đưa ra vấn đề, thảo luận và tuyên bố bế mạc. Và giữa chừng cuộc họp thêm vào nội dung cần thiết là được. Nếu thứ tự triệt để thì có thể cảm thấy cưỡng ép, nên cấu thành hình thức tự do theo bầu không khí là được. Nếu giới thiệu một vài bí pháp cho cuộc họp gia đình có hiệu quả, thì như sau.
1. Cả gia đình đều tham gia
Nếu có thể, cuộc họp gia đình nên tổ chức vào lúc cả gia đình đều không có lịch trình khác, để cả gia đình đều tham gia thì tốt. Con rể, con dâu, cha mẹ chồng, cha vợ và mẹ vợ đều cố gắng tham gia, và nếu có trẻ sơ sinh hoặc ấu nhi thì mở cuộc họp vào thời gian đứa bé ngủ. Đối với thành viên không tham gia vào cuộc họp gia đình thì hãy cho biết điểm tốt và kết quả của cuộc họp để hầu cho có thể tham gia vào cuộc họp lần sau.
2. Mở định kỳ
Mở cuộc họp gia đình không chỉ mỗi khi cần thiết, nhưng hãy định ngày và mở định kỳ. Mở một tuần một lần là phù hợp và nếu không thể mở ngày đó thì hãy làm cho cuộc họp gia đình được mở một cách đều đặn dù là trước sau. Xem cuộc họp gia đình là qua trọng bằng mức cuộc hẹn khác và không nên để bị cản trở. Tắt Tivi, còn nếu có cuộc gọi thông thường thì kết thúc ngắn gọn hoặc hoãn lại sau.
3. Chia sẻ trách nhiệm
Hãy chọn ra thư ký viết biên bản cuộc họp và chủ tịch sẽ dẫn dắt cuộc họp, nhưng không phải lần nào cũng chỉ một người làm mà là cả gia đình thay phiên nhau làm. Nếu lần đầu tiên mở cuộc họp gia đình hoặc con cái còn nhỏ thì cha mẹ đảm đương cũng là tốt, nhưng nếu con cái là học sinh lớp 6 trở lên thì để cho con cái dẫn dắt cuộc họp gia đình là tốt.
4. Dùng từ tôn kính với nhau
Trong cuộc họp, nếu có thể thì sử dụng từ tôn kính là tốt. Nếu dùng từ tôn kính thì có tấm lòng tôn trọng đối phương một cách vô ý thức nên cẩn thận nói. Khi nói về điều mong muốn cho gia đình thì nên nói bằng giọng đầy hy vọng và khuyến khích rằng “Làm thế này thì sẽ tốt.” thì sẽ không làm cho bầu không khí trở nên cứng nhắc.
5. Cả gia đình có quyền phát ngôn đều nhau
Khi có cuộc họp gia đình, thì dù thế nào, cha mẹ hay nói nhiều hơn con cái và độc quyền cuộc họp. Trước tiên, hãy cho con cái có quyền phát ngôn và sau khi nghe ý kiến của con cái trước, rồi cha mẹ phát ngôn là tốt. Nếu con cái do dự nói thì bảo rằng khi nào chuẩn bị xong thì hãy nói. Và chủ tịch hãy quan tâm để làm cho cả gia đình ai nấy cũng đều có cơ hội nói.
6. Quyết định theo thỏa thuận cả gia đình
Nguyên tắc chủ nghĩa dân chủ là sự biểu quyết theo số đông nhưng trường hợp cuộc họp gia đình thì dẫn dắt cả gia đình có thể đồng ý là tốt. Vì nếu không phải cả gia đình tán thành thì người có suy nghĩ khác có thể cảm thấy cảm giác bị cô lập. Cho nên, nếu không được tất cả mọi người thông qua thì hãy bảo lưu cho đến khi cuộc họp gia đình lần sau để có thời gian suy nghĩ ý kiến mới. Dù vậy mà ý kiến cũng không đồng nhất thì cha mẹ quyết định cuối cùng và làm cho con cái hiểu.
7. Nhất định hãy thực hiện điều khoản đã được quyết định
Nhất định phải giữ đúng nội dung được quyết định và quyết định quy định xử phạt và phần thưởng đích đáng. Và quyết định quy định xử phạt mà trở nên sự phụng sự cho thành viên gia đình, và đương sự có thể vui lòng làm. Nếu cha mẹ cho con cái thấy hình ảnh giữ đúng nguyên tắc thì con cái cũng sẽ vâng theo tốt. Dù đã quyết định nguyên tắc nhưng lại bỏ qua một cách qua loa thì mang lại hiệu quả ngược lại rằng con cái coi thường lời của cha mẹ.
8. Hãy chú ý những điều này
- Không đưa ra chỉ ý kiến của bản thân mình
- Chớ phê phán hoặc ngắt lời của người khác
- Hãy tránh kế hoạch quá sức
- Chớ ép buộc quá mức
- Thời gian cuộc họp không nên quá dài để không cảm thấy mệt mỏi (Trong vòng 1 tiếng đồng hồ là phù hợp)
Vì cuộc họp gia đình là đặt tầm quan trọng vào việc gia đình nhóm lại một chỗ và hòa thuận nhau nên không cần thiết phải nhóm lại tại nhà. Cuộc họp kiêm ăn cơm bên ngoài hay chuyến dã ngoại cũng là tốt, và nếu phải đi đường xa thì có thể có cuộc họp gia đình trong xe. Và kết thúc cuộc họp gia đình tươi sáng bởi sự vỗ tay hoặc ôm nhau. Làm như thế thì sẽ thấy hài lòng rằng gia đình làm xong việc nào đó cùng nhau.
Tham khảo: “5 loại phẩm tính nhất định phải gieo trồng cho trẻ nhỏ trước 10 tuổi” (Tác giả Lee Myeong Gyeong), “10 loại sai sót mà các bậc cha mẹ thông minh hay mắc phải” (Tác giả Kevin Steede)