Bỏ lòng tham thì hạnh phúc được đầy dẫy!

Tấm lòng so sánh với người khác và lòng tham quá mức mang đến sự bất hạnh. Nếu muốn hạnh phúc thì hãy thỏa lòng.

25,998 lượt xem

Ngày đầu tiên bắt đầu một năm, khi hỏi về ước mơ năm mới thì mỗi người trả lời khác nhau nhưng sự mong muốn sau cùng là như nhau. Đó chính là “sống hạnh phúc”. Thước đo hạnh phúc mà từng người suy nghĩ là đa dạng. Có người nghĩ rằng nếu có nhiều tiền thì sẽ hạnh phúc, có người nghĩ rằng nếu có danh dự thì sẽ hạnh phúc. Hơn nữa cũng có người tin rằng quyền lực chính là hạnh phúc.

Tuy nhiên, nhà triệu phú Jay Gould, trước khi chết, đã nói rằng “Người đáng thương nhất thế gian chính là tôi.” Hoàng đế Napoléon đã chinh phục châu Âu thú nhận rằng “Những ngày hạnh phúc trong đời tôi chỉ là sáu ngày.”, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã trả lời câu hỏi về ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ông rằng “Giây phút này khi tôi đã rời Nhà Trắng và sống vui vẻ là hạnh phúc nhất.” Nhiều người theo đuổi tiền bạc, danh dự và quyền lực để trở nên hạnh phúc. Tuy nhiên, những người sở hữu thứ đó lại nói rằng họ không cảm thấy hạnh phúc bởi thứ đó nên thật mâu thuẫn thay.

Sự thật rõ ràng là điều kiện của hạnh phúc không có ở bên ngoài. Hạnh phúc có ở trong lòng. Bởi đó hạnh phúc không thể bị đánh mất, cũng không thể bị ai đó cướp mất.

Được voi đòi tiên

Ngày xưa ở một ngôi làng nọ có một đôi vợ chồng thành thật và siêng năng. Một ngày nọ người chồng mua một con ngỗng về bằng số tiền bán ngũ cốc ở chợ, thế mà khi thức dậy vào ngày hôm sau thì con ngỗng ấy đã đẻ một quả trứng vàng. Nhờ vào con ngỗng đẻ trứng vàng vào mỗi sáng, đôi vợ chồng trở nên người giàu, dù không làm việc cũng được sinh hoạt bình an. Nhưng đôi vợ chồng nảy sinh lòng tham, vừa nói “Tại sao con ngỗng này chỉ đẻ mỗi ngày một quả trứng thôi?” vừa bày tỏ bất mãn. Thế rồi, người vợ đã đề ra một kế. “Nếu rạch bụng con ngỗng ra thì chẳng phải trong đó đầy tràn trứng vàng hay sao?” Người chồng cho rằng đó là ý kiến hay nên cuối cùng đã rạch bụng con ngỗng. Nhưng ở trong đó chẳng có gì cả, và đôi vợ chồng thẫn thờ trước cái chết của con ngỗng.

Giống như đôi vợ chồng ngốc nghếch trong câu chuyện ngụ ngôn của Aesop, lòng tham của loài người không đáy, nên cứ có được gì đó thì lại càng muốn có nhiều hơn. Ngày nay chia sẻ lời chúc rằng “Hãy trở nên người giàu.” Chúng ta hay thấy các trường hợp mối quan hệ gia đình bị tan vỡ do lòng tham vật chất. Có rất nhiều anh em đứng trước tòa vì vấn đề thừa kế, con cái trở nên kẻ vô luân vì tiền bạc.

Có những người nói rằng lý do mình làm việc còng lưng để kiếm nhiều tiền là vì hạnh phúc của con cái. Bởi vì kỳ vọng rằng nếu có nhiều thì có thể nuôi nấng con cái sánh bằng người ta, và truyền lại nhiều tài sản thì con cái được sống hạnh phúc. Tấm lòng của các bậc cha mẹ đều như nhau: muốn làm cho hết thảy điều mà con cái muốn, muốn cho những thứ tối cao nhất. Nhưng dù không có được điều kiện thể ấy thì cũng không cần thương tâm quá. Bởi vì con cái lớn lên thì chín chắn, đong đếm được lòng cha mẹ, vừa ký ức những ngày khó khăn vừa cười tươi. Di sản thật sự đáng truyền lại cho con cái không phải là tài sản, nhưng là tấm lòng biết cảm ơn dù là điều nhỏ nhặt, và bí quyết biết làm cho bản thân và hàng xóm được hạnh phúc và sung túc bởi tấm lòng đó.

Hạnh phúc biến mất trong giây phút so sánh

Người giành được huy chương bạc hạnh phúc hơn hay là người giành được huy chương đồng hạnh phúc hơn? Đương nhiên là người giành được huy chương bạc hạnh phúc hơn, chẳng phải vậy sao? Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Victoria học giả tâm lý xã hội trường đại học Cornell cho biết sự thật hấp dẫn rằng người giành được huy chương đồng hạnh phúc hơn người giành được huy chương bạc. Người giành được huy chương đồng thỏa mãn với dù chỉ việc đoạt được huy chương vì suýt không thể lên được thậm chí bục trao thưởng, nhưng người giành được huy chương bạc lại không thỏa mãn vì nghĩ rằng mình có thể đoạt được huy chương vàng nhưng trượt mất cơ hội. Tức là tấm lòng so sánh với huy chương vàng làm giảm bớt sự vui mừng.

Tấm lòng so sánh với người khác làm cho bản thân mình nghèo nàn và bất hạnh. Khi con chú bác mua đất, người có lòng ganh ghét và nghĩ rằng “Khi nào gia đình chúng tôi mua đất như thế.”, thì chỉ làm cho mình buồn lòng thôi. Nếu năng lực của người khác, tài sản của người khác hoặc bề ngoài của người khác trở nên thước đo thì không thể nhìn thấy hình ảnh thật của bản thân mình và gia đình xung quanh mình.

“Nghe nói chồng của nhà khác giúp đỡ việc nhà nhiều.”, “Nghe nói cha mẹ bạn mua cho hết thảy mọi thứ nó đòi.” “Nghe nói con trai bạn học giỏi đến thế.” Nếu so sánh với gia đình khác như thế này và chỉ nhìn thấy điểm thiếu sót của gia đình thì sẽ có nhiều bất mãn. Người hạnh phúc biết thỏa lòng tại vị trí của mình. Người sống thỏa lòng không phải là người không có hy vọng hoặc ý chí gì cả đâu. Nhưng là người không bị ảnh hưởng từ hoàn cảnh hoặc người khác, biết tự tìm kiếm hạnh phúc của bản thân mình và đi đến con đường ấy.

Muốn thay đổi gia đình theo ý mình cũng là lòng tham.

Chúng ta có thể thay đổi gia đình được không? Không phải ý nghĩa rằng thay đổi người khác mà là có thể làm biến hóa gia đình thành hình ảnh bản thân mình mong muốn hoặc có thể làm cho gia đình sống cuộc sống mình muốn được chăng. Nói kết luận trước thì thử nghiệm thế này là việc vô ý nghĩa. Mọi người đều có sự khác biệt về thói quen, giọng nói và ý thích. Như câu tục ngữ rằng “Thói quen từ 3 tuổi đến 80 tuổi vẫn vậy.”, tố chất của mỗi người được hình thành từ khi nhỏ. Có lẽ ngay từ khi sanh ra, mọi người đều có tố chất riêng của mình. Cho nên, thử làm người ấy được hiến hóa theo ý thích của mình là lòng tham, và nếu không bỏ lòng tham thế này thì sẽ nảy sinh mâu thuẫn lớn thôi.

Có nhiều cha mẹ không nghe ý kiến của con cái, nhưng giáo dục một chiều đối với con cái một cách quá mức hoặc chỉ muốn con cái ngoan ngoãn làm theo ý của cha mẹ, và khống chế thậm chí những việc con cái phải quyết định. Lòng tham của cha mẹ như thế này làm cho con cái bị bất hạnh. Hơn nữa, có trường hợp lòng tham của cha mẹ ngăn chặn việc cưới xin của con cái lớn tuổi. Lý do ấy là vì không thích hợp với điều kiện của mình. Cha mẹ chỉ cần thiết hết lòng với vai trò người trợ lực để con cái có thể tự khai thác cuộc sống của mình. Cha mẹ phải luôn nhấn mạnh về điều đó cho con cái, và gieo cho con cái tinh thần trách nhiệm chính là việc giúp đỡ con cái.

Chồng và vợ cũng đừng ghét nhau bởi cớ đối phương không làm theo ý mình, nhưng hãy đối xử với nhau bằng tấm lòng rộng rãi. Mặc dù thở dài nói rằng “Lúc đó tôi đã yêu mù quáng.”, nhưng nếu chúng ta nỗ lực nhìn bằng mắt quan tâm và tình yêu hơn tự trách mình và hối hận thì có thể phát hiện ra ưu điểm hơn là nhược điểm của đối phương.

Ai cũng đều mơ ước gia đình lý tưởng. Cha chu đáo, mẹ hiền mẫu lương thê, các con cái hiếu thảo với cha mẹ và giữ tình cảm giữa anh em, con dâu mềm mỏng và con rể đáng tin cậy v.v… Tuy nhiên, giống như trên thế gian chẳng có người nào hoàn thiện, thì hết thảy mọi thành viên gia đình cũng không thể vừa lòng mình hết được. Gia đình không phải là sự tồn tại có thể so sánh, tính toán và lựa chọn giống như mua sắm, nhưng là mối quan hệ được kết nối bởi huyết thống và tình yêu thương. Vì thế, cần phải công nhận và hiểu cho hình ảnh vốn lẽ của nhau.

Có hạnh phúc nào lớn hơn sự được yêu thương bởi người yêu dấu chăng? Sự tồn tại mà chúng ta yêu mến và muốn được yêu thương, đương nhiên là gia đình. Chúng ta không nên gắng sức thay đổi gia đình quý trọng đến thế theo ý mình, nhưng hãy luôn luôn cảm tạ vì ở cùng nhau và hãy hiệp sức với nhau mà nhiệt tình cố gắng sống giữa thế gian khó khăn nguy hiểm.

Ai đó nói rằng “Hạnh phúc là nhìn trông bông hoa nở trên cánh đồng. Nhưng người ta coi hạnh phúc là ngắt hoa ấy và nắm chặt trong tay. Cho nên, hạnh phúc bị héo tàn ngay khi nắm chặt.” Nếu cảm thấy bản thân mình là người bất hạnh thì chúng ta phải nhìn lại rằng bản thân mình đang gắng sức để ngắt hoa nở trên cánh đồng hay chăng. Khi cảm tạ vì có thể nhìn thấy hoa lung lay trong gió và cảm thấy hạnh phúc trong lòng vì có người có thể chia sẻ hương hoa ấy thì hoa đẹp hơn sẽ được nở trong tấm lòng chúng ta. Hoa không héo tàn, là hạnh phúc.