Hội Nghị Nicaea và Lạc Thuyết Arius

63,689 lượt xem

Vào năm 325 SCN, công đồng Nicaea được triệu tập chủ yếu để giải quyết sự bất đồng đối với chủ nghĩa Arian cùng với những tranh cãi về Lễ Vượt Qua. Cuộc tranh chấp này dẫn đến rất nhiều sự đổ máu, đó là một trang tối trong lịch sử.

Lý luận của Arius

Arius giữ một vị trí quan trọng như là một trưởng lão trong Giáo hội Alexandria ở Ai Cập. Ông đưa ra những chỉ trích công khai bằng cách khẳng định về một học thuyết dị giáo như sau:.

  1. Đấng Christ là hiện thân của Ngôi Thứ Hai (λóγoς trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Lời” hay “Lẽ thật”).
  2. Đấng Christ có khả năng biến đổi và chịu đau khổ.
  3. Vì vậy, Ngôi Thứ Hai có thể biến đổi và không ngang bằng Đức Chúa Trời.

Arius chủ trương rằng Đức Chúa Jêsus không phải là Đức Chúa Trời nhưng chỉ là một thọ tạo, vì thế Ngài không vĩnh cửu; và như vậy Đức Con là thọ tạo đầu tiên của Đức Cha, Đức Thánh Linh là thọ tạo đầu tiên của Đức Con.

Arius là một nhà truyền giáo khôn ngoan, ông đã sử dụng khả năng thuyết phục của mình để trình bày các lý lẽ của mình một cách hiệu quả bằng các bài hát và các câu nói súc tích khiến cho mọi người dễ hiểu và dễ ghi nhớ. Lý luận của ông được lan truyền rộng khắp và được hát bởi cả những người bình dân như người đánh cá.

Thế nên Alexander, giám mục tại Alexandria, đã triệu tập một công đồng để kết án và đày ải Arius. Bị trục xuất khỏi Alexandria, Arius lánh đến Palestine, vận động sự ủng hộ của các giám mục phương Đông. Vì một số nhà lãnh đạo và giám mục Cơ Đốc giáo bị thuyết phục bởi Arius, nên các vấn đề thực sự nảy sinh.

Niềm tin truyền thống vào thiên tính của Đấng Christ, mà đã được truyền từ Thời Đại Sứ Đồ, bắt đầu bị phản bác bởi Arius. Quan điểm của Arius lan truyền trong người dân và giới tăng lữ ở Alexandria, và chủ nghĩa Arian trở thành vấn đề toàn cầu.

Công đồng Nicaea

Vào năm 325 SCN, hoàng đế Constantine tự xưng mình là “người bảo trợ của giáo hội” triệu tập tất cả các giám mục Cơ Đốc giáo đến Nicaea để giải quyết sự tranh cãi về Lễ Vượt Qua và chủ nghĩa Arian. Mọi chi phí phát sinh trong suốt công đồng được chi trả bởi hoàng gia.

Vào thời điểm đó, có một người bảo vệ đức tin vĩ đại chống lại Arius. Tên của ông ấy là Athanasius, là một người Hy Lạp đến từ Alexandria. Athanasius đã gay gắt chống đối học thuyết của Arius, khẳng định rằng Đấng Christ ngang bằng với Đức Chúa Trời.

Có 20 người ủng hộ chủ nghĩa Arian trong số 300 giám mục có mặt tại công đồng Nicaea năm 325 SCN. Hoàng đế Constantine yêu cầu họ lập ra một học thuyết “tín điều” mà tất cả các Cơ Đốc nhân sẽ tuân thủ và vâng phục – học thuyết đó được gọi là “Tín điều Nicaea” đã công bố rằng Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jêsus là nhất thể. Constantine yêu cầu các giám mục ký vào tín điều, và hoàng đế can thiệp đe dọa bằng việc trục xuất bất kỳ ai không chịu ký vào, và kết án người đó là tà đạo. Tại công đồng Nicaea, chủ nghĩa Arian bị lên án, và Arius bị đuổi đến Illyricum, cùng với hai giám mục thuộc Lybia – Theonas và Secundus – những người đã từ chối ký vào tín điều.

Sự trở lại của chủ nghĩa Arian

Sau hai năm, Arius tuyên bố rằng ông đã ăn năn. Rồi ông và các giám mục đã bị rút phép thông công cùng ông quay trở lại giáo hội. Sau sự trở lại do bị trục xuất, họ bí mật lan truyền sự ảnh hưởng của họ, dạy dỗ học thuyết của họ, và bắt đầu trả thù những kẻ chống đối.

Họ truy tố những kẻ chống đối với tội danh trái đạo lý hay phỉ báng Helena, là mẹ của hoàng đế Constantine. Sau cùng, họ cũng tấn công Athanasius, giám mục của Alexandria, và làm cho ông bị trục xuất.

Vị hoàng đế ủng hộ chủ nghĩa Arian

Arius qua đời năm 336 SCN, và trong năm sau đó Constantine cũng qua đời. Những người đi theo Arius công khai học thuyết của ông và dần mở rộng tầm ảnh hưởng của họ. Lúc đó, đế quốc La Mã được cai trị bởi ba con trai của Constantine. Constantine II đã cai trị miền Tây, Constans đã cai trị miền Trung, còn Constantius đã cai trị miền Đông. Vì Constantine II ủng hộ học thuyết Nicaea, nên ông đã triệu tập Athanasius về khỏi sự lưu vong. Constans cũng là người ủng hộ giáo lý Nicaea, còn Constantius lại khác. Địa phương mà ông cai trị, là nơi đã bị ảnh hưởng bởi nhóm Arius, nên ông ta đã ủng hộ nhóm Arius

Không lâu sau, Constantine II qua đời, và phương Tây được nhận sự cai trị của Constans. Mười năm sau, Constans bị sát hại, và cả đế quốc Rôma được thống nhất dưới quyền Constantius người đã lãnh đạo phía Đông. Như đã nói, Constantius là người ủng hộ cho chủ nghĩa Arian nên cả đế quốc đặt dưới sự kiểm soát của hoàng đế theo chủ nghĩa Arian. Ông đã bắt buộc các giám mục chấp nhận tín điều Arian mà cho rằng Đức Con không giống như Đức Cha. Liberius, giám mục của Rôma, cũng đã chấp nhận tín điều mới này trước khi ông bị trục xuất.

Hoàng đế Julian theo ngoại giáo

Một thời gian sau đó, quân đội Rôma vốn đóng trại gần Paris không nghe theo sự chỉ huy của hoàng đế Constantius và nổi dậy chống lại ông, và họ tuyên bố người lãnh đạo họ là hoàng đế Julian. Tuy nhiên, Constantius đã qua đời trước khi hai bên xảy ra chiến tranh. Vì vậy Julian trở thành hoàng đế của Rôma. Ông là cháu trai của Constantine, nhưng không tin vào Cơ Đốc giáo. Thay vào đó, ông đã dâng mình cho nghi thức tế lễ huyền bí của người Eleusis và nỗ lực khôi phục lại tín ngưỡng đa thần cổ xưa. (Pontifex Maximus: Chức vị cao nhất trong tôn giáo La Mã. Là chức phận làm trung gian giữa thần và người dân với tư cách là thầy tế lễ thượng phẩm. Từ xưa, hoàng đế La Mã tiến hành chức phận thầy tế lế thượng phẩm của đạo thần mặt trời, và căn cứ vào quyền thế này, Constantine cũng như các con trai của ông đã can thiệp hội thánh.)

Julian tiếp nhận một chính sách xem các tôn giáo là như nhau. Thế nên tín ngưỡng đa thần được phục hưng và số người đi theo bắt đầu tăng lên. Ông phục chức cho các giám mục đã bị trục xuất bởi Constans để hòng gây chia rẽ giữa họ; mục tiêu cuối cùng của ông là xóa bỏ Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên, khi nhận biết ra điều này, giám mục của các khu vực trừ châu Phi đã liên kết mà chống lại Julian và chủ nghĩa đa thần.

Sự phân chia của đế quốc Rôma và sự sụp đổ của các quốc gia chủ nghĩa Arian

Khi Julian qua đời, người kế vị ông là Jovian, một Cơ Đốc nhân. Những người kế vị sau cũng là những Cơ Đốc nhân, và họ đã nhân nhượng cho cả tín điều Nicaea lẫn chủ nghĩa Arian. Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ thứ 5, đế quốc Rôma bắt đầu nhanh chóng suy tàn vì bộ tộc Đông German (Goths) tràn xuống từ phía Bắc; họ xâm chiếm đế quốc Rôma, phân chia đất đai và cai quản. Khi ấy, rất nhiều lãnh đạo Cơ Đốc nhân bị bắt giữ, và họ truyền đạo cho người Goths. Một vài Cơ Đốc nhân thậm chí còn tự nguyện đi vào giữa người Goths để truyền đạo cho họ. Những người theo chủ nghĩa Arian truyền tín điều Arian trong dân Heruli, Vandals, và Ostrogoths. Tuy nhiên, cả ba bộ tộc German này đã bị tiêu diệt lần lượt bởi các thế lực tin Giáo hội Công giáo.

Sự ảnh hưởng của tín điều Nicaea và chủ nghĩa Arian

Sau cùng, tín điều Nicaea được chấp nhận một cách hợp pháp. Thuyết “Tam Vị Nhất Thể” của tín điều Nicaea được tiếp nhận như là một thể thức cơ bản trong đức tin bởi Giáo hội Công giáo La Mã mà đã dẫn tới Thời kỳ Tối tăm Tôn giáo, và cũng được tiếp nhận bởi các hội thánh Tin Lành mà xuất hiện sau Thời kỳ Cải cách Tôn giáo. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại vài giáo phái như Nhân chứng Giêhôva mà từ chối thần tánh của Đức Chúa Jêsus, cứ khăng khăng rằng Đức Cha và Đức Con không phải là nhất thể. Họ được coi là “chủ nghĩa Arian đương đại”.

Sự giới hạn của tín điều Nicaea

Vào năm 325, tại hội nghị Nicaea, họ đã bài trừ chủ nghĩa Arius và chọn niềm tin rằng Đức Cha và Đức Con là một, song Tín Điều Nicaea cũng đã không tiếp cận vào hạt nhân của lẽ thật ‘Ba Vị Thánh Nhất Thể’. Tín Điều Nicaea đã biểu hiện Đức Con – Đức Chúa Jêsus Christ rằng ‘Con Một của Đức Cha’, ‘Bản chất bằng Đức Cha’, và nêu ra khái niệm rằng ‘Đức Cha = Đức Con’, nhưng điều đó thật là mơ hồ. Đó là lý do vì sao rất nhiều Cơ Đốc nhân và kể cả các nhà thần học ngày nay, cứ tuyên bố niềm tin vào Ba Vị Thánh Nhất Thể, nhưng vẫn không thể dễ dàng chấp nhận sự thật rằng “Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời.” mà thừa nhận rằng “Đức Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời.”

Thế nên, nhiều hội thánh rao truyền những học thuyết khó hiểu như là “Đức Con được xem là ngang bằng với Đức Cha vì Đức Con làm mọi việc như Đức Cha làm.”

Sự thiếu thốn về kiến thức Kinh Thánh thế này đã tạo nên nhiều học thuyết sai lầm tương tự như giáo lý Arian, mà nhấn mạnh nhân tính của Đấng Christ. Điều này lần lượt đã dẫn đến kết quả khiến cho nhiều người phản bác thiên tính của Đấng Christ bằng việc giải nghĩa Kinh Thánh theo tư tưởng riêng của họ.

Hơn nữa, không có bất kỳ tuyên bố rõ ràng nào về Đức Thánh Linh trong tín điều Nicaea. Nên từ công đồng Nicaea, các hội thánh Cơ Đốc chỉ đơn thuần dạy thuật ngữ “Tam Vị Nhất Thể” như là một học thuyết thần học bằng tên gọi đó. Vì vậy, họ thậm chí không nhận thức nổi sự cần thiết của Kinh Thánh và thất bại trong việc đạt đến sự hiểu biết Kinh Thánh với lẽ thật là “Đức Cha là Đức Thánh Linh.” và “Đức Con là Đức Thánh Linh.”

Ba Vị Thánh Nhất Thể, lẽ thật Kinh Thánh

Tam Vị Thánh Nhất Thể không phải chỉ là lý thuyết mà có thể được khẳng định hay bị phủ định như là một học thuyết giả định, nhưng đó chính là lẽ thật của Kinh Thánh đã được bày tỏ rõ ràng từ thời đại Hội Thánh Sơ Khai. Lẽ thật là những gì Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta (Michê 4:1-2) – chứ không phải là những điều có thể được phát sinh bởi tranh luận của các nhà thần học tại công đồng tôn giáo.

Ma quỉ Satan không bao giờ muốn chúng ta hiểu biết về Đức Chúa Trời. Vì Satan biết rằng dân của Đức Chúa Trời sẽ bị hủy diệt nếu họ không hiểu biết về Đức Chúa Trời (Ôsê 4:1-6), nên Satan đã truyền bá tinh thần đối nghịch với Đấng Christ khắp cả thế giới. Những người bị lừa dối bởi ma quỉ Satan thì phủ nhận lẽ thật Tam Vị Thánh Nhất Thể, hay thậm chí họ thừa nhận Tam Vị Thánh Nhất Thể chỉ bằng môi miệng, nhưng trong lòng họ lại phủ nhận. Họ thật mang lấy đức tin mơ hồ.

Làm sao chúng ta có thể xét đoán mọi việc cho đến khi Thần Lẽ Thật đến? Vì Ngài đã đến và làm tỏ ra ánh sáng bị ẩn giấu trong bóng tối, nên giờ chúng ta phải đạt đến sự nhận thức về Đức Chúa Trời và thoát khỏi sự diệt vong đời đời (I Côrinhtô 4:5).

“Ai nấy đều sẽ được Đức Chúa Trời dạy dỗ (Giăng 6:45).” Theo như lời hứa của Đức Chúa Trời, chúng ta được đạt đến sự hiểu biết về lời lẽ thật. Bằng việc dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời – Đấng luôn ở cùng chúng ta cho đến tận cùng – là Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh, chúng ta hãy dâng hết cả sức lực của chúng ta để dẫn dắt mọi người trên toàn thế giới đi vào con đường sự cứu rỗi bằng cách rao truyền sự hiểu biết đúng đắn về Đức Chúa Trời cho họ.