Cãi nhau rồi giải hòa ngay cũng tốt, nhưng tốt hơn là không biến thành đấu tranh lớn.
Vợ chồng hay cãi nhau như kẻ thù nhưng luôn giải hòa ngay với nhau thì đâu lại vào đấy. Vì thế, có tục ngữ rằng “Cãi nhau vợ chồng là dao chém nước.” Tuy nhiên, đó cũng là tục ngữ cổ xưa. Tỷ lệ ly hôn của Hàn Quốc hàng năm tăng lên, và đó là tỷ lệ cao nhất giữa các quốc gia châu Á. Vụ phóng hỏa đột xuất trong khi hai vợ chồng cãi nhau cũng không ngừng xảy ra.
Có lời nói rằng sau cơn mưa, đất trở nên vững mạnh hơn, nhưng mưa lớn thì đất không bao giờ trở nên vững mạnh, mà ngược lại, cơn bão thổi đến và sập núi, trở nên tình cảnh khó phục hồi. Hơn nữa, giống như đồ gốm có vết nứt từng chút một thì cuối cùng sẽ bị phá vỡ thì dầu là cãi nhau nhỏ nhưng nếu nó kéo dài thì hai vợ chồng trở nên kiệt sức và xa rời dần. Không thể không có cãi nhau giữa vợ chồng. Vợ chồng khôn ngoan là vợ chồng nỗ lực để cãi nhau không biến thành đấu tranh lớn.

Kết hôn vì yêu thương nhưng vì sao lại cãi nhau?
Có một cặp vợ chồng cãi nhau bởi vấn đề ăn khoai tây luộc chấm vào đường, hay chấm vào muối, và cuối cùng đứng trước tòa án. Sau khi nghe chuyện của hai người, quan tòa nói rằng “Còn tôi chấm vào tương ớt mà!”
Lý do vợ chồng va chạm là vì hai người khác nhau. Đương nhiên là lời nói, kể cả khẩu vị, thói quen khi ngủ, thậm chí là cách bóp kem đánh răng cũng khác nhau nữa. Cặp song sinh ra đời từ một bụng vào cùng giờ cũng khác tính cách, huống chi cặp vợ chồng là hai người sinh hoạt ở môi trường khác nhau cho đến khi trưởng thành thành người lớn.
Mặc dù hai người đã kết hôn vì yêu nhau, nhưng nếu sinh hoạt cùng nhau thì không thể không đối mặt với vô số mâu thuẫn như vấn đề về tiền lương, giáo dục con cái, về nhà chồng hoặc nhà vợ, phân chia việc nhà, cách nói v.v… Lúc đó, nguyên nhân cơ bản nhất khiến mâu thuẫn trở nên đấu tranh là vì thiếu lòng thân mật. Nếu lòng thân mật yếu giữa vợ chồng thì khi xảy ra vấn đề, vợ chồng dễ coi thường, phê phán hoặc trốn tránh nhau. Tuy nhiên, nếu là vợ chồng có lòng thân mật sâu sắc trong ngày thường thì hai vợ chồng cùng nhau nghiên cứu phương pháp giải quyết.
Như câu chuyện ví dụ ở trên, cãi nhau vì vấn đề chấm khoai tây ở đâu là đúng hay sai là việc vô nghĩa. Bởi không phải cứ khác với mình thì là sai đâu. Nếu hai vợ chồng đã nói rằng “Em đã ăn khoai tây chấm đường, mà lần này em thử chấm muối xem nào.” hoặc “Òa, nếu ăn khoai tây chấm đường theo em, thì khoai tây chắc sẽ ngon hơn nhỉ?” thì thế nào? Chắc họ đã không cần phải đi đến tòa án, và đã ăn khoai tây cùng nhau một cách vui vẻ.

Hãy giữ ít nhất những điều này khi xảy ra mâu thuẫn
1. Sử dụng tai thay vì miệng
Hành động không nghe lời của đối phương và chỉ chủ trương lời nói của mình cho đến cùng chỉ xúi dục mâu thuẫn mà thôi. Hãy chọn cách nghe nhiều thay vì nói nhiều. Nếu lắng tai nghe lời nói của đối phương thì có thể hiểu người ấy. Chỉ bởi việc nghe cho đến cùng, chúng ta có thể dập tắt nguyên nhân của đấu tranh.
Khi nói, không nên nói cách giáo huấn hoặc trách mắng, mà hãy cho biết suy nghĩ và cảm xúc của mình. Thay vì biểu hiện như “Anh hãy làm như thế này đi.”, “Tại anh mà việc đã xảy ra như thế này.”, hãy sử dụng cách nói “ngôi thứ nhất” như “Em muốn anh làm như thế này.”, “Em đau lòng vì anh làm như vậy.” thì chúng ta có thể truyền đạt một cách mềm mại hơn.

2. Tránh nói lời chọc tức hơn
Trong khi cãi nhau, chúng ta hay làm mất đi nguyên nhân ban đầu gây ra cuộc cãi nhau, mà lún sâu vào việc bắt lỗi mọi lời nói của đối phương và làm tổn thương lẫn nhau. Có những lời nói mà chúng ta tuyệt đối không được nói ra dầu tức giận và mâu thuẫn nặng nề hơn. Đó là biểu hiện phê bình điểm yếu của đối phương như ngoại hình, học lực, hoàn cảnh gia đình v.v… lời nói so sánh với người khác, lục lọi việc đã qua, lời phê phán, và lời nói bạo lực, chửi mắng v.v… Nếu nói lời làm tổn thương và chọc tức tùy theo cảm xúc thì đó chẳng khác nào đổ dầu vào lửa. Lời nói đau lòng sẽ trở nên vết thương lâu dài trong tấm lòng và gây ra mâu thuẫn khác, nên chúng ta phải lưu ý.
3. Nói giọng thấp
Nếu nói bằng giọng cao thì đó không phải là đối thoại nữa mà trở nên cuộc cãi nhau. Nếu nói bằng lời nói thô tục và giọng to thì không chỉ khó truyền đạt ý định nói, mà còn làm cho đối phương hưng phấn. Người ta cho rằng khi gặp tai nạn giao thông thì người nói giọng to sẽ thắng, nhưng mâu thuẫn giữa vợ chồng không phải là cuộc chiến mà một bên sẽ thắng hoặc thua đâu. Hãy làm cho bình tĩnh lại giọng nói, và đối thoại từ từ, chứ không nên nói giọng cao vì đối phương nói giọng cao trước. Nếu làm như thế này mà vẫn không giải hòa được thì hãy tạm thời suy nghĩ lại rằng mình đã tức giận vì cái gì, và phải giải quyết như thế nào, rồi hãy thử nói chuyện một lần nữa.
4. Không nổi giận trước mặt con cái
Có tục ngữ rằng “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết.” Người bị thiệt hại lớn nhất trong mâu thuẫn vợ chồng, chính là con cái. Khi trông thấy đối lập giữa cha mẹ, con cái cảm thấy bất an và sợ hãi cực độ, và thậm chí chúng còn cảm thấy có lỗi. Những sự kiện ấy càng xảy ra thường xuyên, thì tỷ lệ trẻ lớn lên ngay thẳng càng thấp xuống. Nếu cãi nhau ở chỗ nào con cái có mặt mà không còn cách nào khác, thì hãy giải thích cho chúng rằng cha mẹ có sự chênh lệch về ý kiến, và đang khớp với nhau.

5. Không kéo dài lâu
Đôi vợ chồng ông Percy Arrowsmith (105 tuổi) là đôi vợ chồng sinh hoạt kết hôn lâu nhất tại Anh vào năm 2005. Trong tiệc kỷ niệm 80 năm ngày cưới, hai vợ chồng cho biết rằng bí quyết là đôi bên không bao giờ ngại nói lời xin lỗi cũng như yêu thương, và nếu cãi nhau thì nhất thiết giải hòa trước khi đi ngủ.
Kéo dài mâu thuẫn lâu dài không phải là cách đúng. Hai vợ chồng nêu ra lòng tự tôn và thể hiện lẫn nhau cũng không tốt lắm. Như có người nói rằng “Thua chính là thắng.”, hãy nghe ý kiến của đối phương và thử giải hòa trước.

Mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ tôn trọng và hiểu biết điểm khác của đối phương trọn đời. Nếu cứ yêu cầu đối phương theo phương thức của mình, chứ bản thân mình không biến hóa, thì không thể không va chạm hàng ngày. Tiến sĩ John Cartman, người điều trị vợ chồng tầm cỡ thế giới nói rằng 70% vấn đề của vợ chồng là điều không thể giải quyết. Vậy thì làm sao mà có thể ôm ấp những vấn đề nhiều đến thế ấy và sinh hoạt đây? Phương pháp thật đơn giản. Chấp nhận và thừa nhận nguyên hình ảnh của đối phương là được. Tất nhiên, nếu có vấn đề chí mạng không thể duy trì mối quan hệ giữa vợ chồng thì phải sửa đổi, nhưng nếu là vấn đề nhỏ nhặt thì chúng ta phải phát huy tính bao dung và vượt qua với suy nghĩ rằng “Cũng có thể như thế chứ.” Người bạn đời là người mà mình phải yêu quý và bảo hộ, dầu người khác nói thế nào chăng nữa.
Dù ai có nói sao thì người bạn đời là người mà tôi phải yêu quý và bảo vệ. Khi người bạn đời hạnh phúc thì mình mới có thể hạnh phúc. Chẳng phải vợ chồng là một lòng một dạ hay chăng? Cuộc sống chúng ta quá ngắn mặc dù dành suốt đời để yêu. Chúng ta hãy bao bọc lỗi lầm lẫn nhau, lấp đầy phần thiếu sót, và tạo dựng gia đình đầy dẫy hạnh phúc.