“Hiếu thảo chân thật bắt đầu từ lòng hiếu thảo.”

Sự mâu thuẫn về phụng dưỡng cha mẹ già là một vấn đề trong xã hội. Nhưng dù thời đại thay đổi chăng nữa thì hiếu thảo vẫn là một đạo lý phải làm của loài người.

3195 Xem

“… Con biết mua túi bánh ngọt và dúi vào tay con mình nhưng không biết mua một cân thịt cho cha mẹ. Khi con chó bị bệnh và ngã thì bế nó chạy đi đến bệnh viện thú y nhưng cha mẹ già bị bệnh thì nghĩ rằng vì tuổi già. Cha mẹ nuôi 10 con cái trước sau như một nhưng 10 con cái không thích nuôi cha mẹ vì cảm thấy phiền phức. Tiền dùng cho con cái thì sử dụng một cách vô hạn nhưng tiền dùng cho cha mẹ thì tiếc rẻ dù là một đồng… (Trích trong Khuyến hiếu ca)”

“Khuyến hiếu ca” là lời bài hát khuê phòng khuyến khích hiếu thảo, lời ở trên là nội dung dịch từ bản gốc Hán văn. “Hiếu thảo cha mẹ là đạo lý của loài người.” là sự thật mà kể cả trẻ nhỏ cũng biết, nhưng thậm chí người lớn tuổi dạy dỗ về điều đó cũng khó hiếu thảo trọn vẹn 100%. Khi sanh con thì mới biết được cha mẹ đã vất vả bao nhiêu vì con cái và tấm lòng yêu mến con cái là lớn bao nhiêu, nhưng giữa sự hiểu biết với hiếu thảo có sự khác biệt. Vì bị lôi kéo bởi tấm lòng nghĩ đến con cái mình sanh ra hơn nghĩ đến cha mẹ đã sanh mình nên dời lại hiếu thảo lần sau vì nhiều loại lý do như bận rộn kiếm sống, ở nơi đất khách, hoặc anh em khác làm đẹp lòng cha mẹ v.v…

Tuy nhiên đối với cha mẹ, con cái là toàn bộ. Trong tình yêu thương của cha mẹ, không có điều kiện. Không biết cha mẹ mắc nợ con cái nhiều chừng nào mà cha mẹ cứ luôn nuối tiếc vì không thể ban cho nữa. Thế mà giống như ném ân huệ của cha mẹ như thể trời cao xuống nền đất, tội phạm trái luân thường đạo lý xuất hiện không ngừng trong thời sự nên tuyệt đối không phải là chuyện kỳ lạ dù có lời rằng “Chỉ cần bắt chước hiếu thảo cũng là đủ.”

Số người như chuột túi tăng lên, số người nuôi cha mẹ thì giảm

Chuột túi được nuôi dưỡng trong túi chuột túi mẹ đến 8 tháng sau khi sinh. So với động vật khác, chuột túi con thuộc loại dựa vào mẹ lâu dài. Cho nên, những người lớn tuổi rồi mà vẫn sống bám vào cha mẹ hoặc nhận tiền từ cha mẹ dù đã đến tuổi có thể tự lập về kinh tế, được gọi là người như “chuột túi”. Lập trường cha mẹ là đã tới thời kỳ phải được sống thoải mái và nhận sự hiếu thảo từ con cái rồi mà vẫn giúp đỡ cho con cái. Vấn đề này càng ngày càng tăng lên không chỉ ở Hàn Quốc mà còn ở Nhật Bản, Trung Quốc và thậm chí là kể cả ở nước Mỹ, là nơi có cách suy nghĩ rằng tự lập từ cha mẹ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Ngược lại, con cái nuôi cha mẹ thì càng ngày càng giảm. Khi Jopkorea hỏi về “Kế hoạch nuôi cha mẹ”, lấy đối tượng là 461 nam nữ nhân viên công ty từ 20 đến 30 tuổi, thì 33,2% trả lời rằng không có kế hoạch nuôi cha mẹ về kinh tế. Nghĩa là cứ trong 3 người thì 1 người trả lời như thế. Lý do thứ nhất là “vì không có sự đầy đủ để chăm lo cho gia đình tôi và nuôi dưỡng con cái”, thứ hai là “vì cha mẹ đã chuẩn bị trước tiền tiết kiệm và tiền cấp dưỡng”, và thứ ba là “vì về kinh tế thì phải quản lý một cách triệt để dù là giữa quan hệ cha mẹ và con cái”, hoặc “phải chuẩn bị thời kỳ tuổi già của mình”.

Trong bản báo cáo của Viện nghiên cứu khai thác Hàn Quốc vào năm 1998, thì 89,9% người có ý kiến rằng gia đình phải gánh trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ già, nhưng vào năm 2014 thì bị hạ xuống 31,7%, ngược lại, ý kiến cho rằng cha mẹ già phải tự chịu trách nhiệm sinh kế của mình thì tăng lên từ 8,1% đến 16,6%. Mặt khác, sự nhận thức rằng nghĩa vụ nuôi cha mẹ là của xã hội chứ không phải của con cái, cũng tăng trưởng.

Theo lời như “Thời đại 100”, hoặc “Cuộc sống bắt đầu từ 50 tuổi”, tuổi thọ bình quân được tăng lên nhưng càng ngày thời đại này càng bị biến đổi thành thời đại mà cuộc sống của những người già không thể dựa vào con cái. Hiện nay, cha mẹ tin lời nói của con cái sẽ nuôi cha mẹ nên giao lại tài sản cho con rồi mà sau khi thừa kế tài sản thì con cái không đi gặp cha mẹ dù chỉ một lần, hoặc vì vấn đề nuôi cha mẹ mà xảy ra cuộc chiến đẫm máu giữa anh em với nhau. Theo đó, có nhiều người già nói rằng thà sống một mình còn hơn trở thành mối lo cho con cái, nên vì điều này mà có nhiều người già chết một mình.

Hiếu thảo không phải là điều gì đó hoành tráng

Theo như lời rằng “Không có ngày yên nghỉ cho cây nhiều nhánh.”, có nhiều con cái thì sự lo lắng của cha mẹ không ngừng. Nhưng cha mẹ chỉ có một con cái, cũng không ngừng sự lo lắng. Sự lo lắng của cha mẹ bắt đầu từ khi con được sanh ra. Cha mẹ luôn lo lắng rằng con có lớn lên khỏe mạnh trong bụng hay chăng, khi con được sanh ra thì con có chỗ nào đau không, khi con đi học thì thân thiện với bạn bè hay chăng, lắng nghe lời của thầy giáo hay chăng, khi bước vào tuổi dậy thì đi vào con đường xấu hay chăng, trở thành sĩ tử thì có thể đi trường học mà mình mong muốn chăng, khi tốt nghiệp trường học thì có thể tìm được việc làm trong một công ty tốt chăng, khi đến tuổi cập kê thì có thể gặp được đối tượng tốt hay chăng, và sau khi lập gia đình thì có sự khó khăn gì chăng v.v… Như thế này, cha mẹ luôn không ngừng lo lắng cho con cái, rồi khi về già thì cha mẹ lo sợ con cái bỏ mình. Giống như ốc sên cho con ăn thịt của mình, rồi chỉ còn vỏ trống.

Thỉnh thoảng cha mẹ trở thành người hay nói dối. “Con không cần đến đây vì bận rộn.”, “Cha mẹ sống khỏe mạnh nên con đừng lo.”, “Không có gì cần thiết.”… Dù cha mẹ muốn gặp con, bị đau và mệt mỏi nhưng luôn che giấu như thế này. Vả lại con cái tin lời nói dối của cha mẹ như vậy. Tấm lòng của cha mẹ là “Cha mẹ muốn gặp con nên hãy thăm cha mẹ.”, “Vì cha mẹ đau nhiều nên tấm lòng cha mẹ rất buồn rầu.”, “Vì thiếu tiền nên đang tiết kiệm.”, nhưng con cái không cảm thấy tấm lòng của cha mẹ như thế này và chỉ hiểu lầm rằng bản thân mình sống tốt là hiếu thảo với cha mẹ.

Khi chúng ta nghe từ “hiếu thảo” thì cảm thấy việc như hoành tráng. Nhưng thực sự đó không phải là việc hoành tráng như thế đâu. Chúng ta chỉ cần thường xuyên liên lạc với cha mẹ, nói con yêu cha mẹ, tìm đến cha mẹ và ngủ bên cạnh cha mẹ một hôm dù không phải là ngày lễ, và nắm tay của cha mẹ bị sần sùi v.v… Đó là một việc rất đơn thuần. Càng nhiều tuổi thì cha mẹ càng dễ cảm thấy cô đơn lạc lõng và nghĩ rằng mình là người không có giá trị, nên hãy cung cấp cho cha mẹ công việc nhỏ mà cha mẹ có thể làm tốt, hơn là chỉ hầu cho cha mẹ nghỉ ngơi vô điều kiện. Một số người nói rằng “Cha mẹ không làm việc gì cả thì tốt hơn nhưng lại cứ can thiệp vào mọi việc.” Nhưng điều này là suy nghĩ sai lầm. Thỉnh thoảng chúng ta hãy làm phiền cha mẹ. Chẳng hạn như yêu cầu nấu thức ăn hay là hỏi ý kiến về việc gia đình, và chúng ta hãy làm cho cha mẹ vui mừng vì có thể làm việc gì đó cho gia đình.

Hiếu thảo (孝心) phải thành nền móng

Dù là công việc như nhau, nhưng có thể thành hiếu thảo cũng có thể thành bất hiếu tùy theo sự có lòng hiếu thảo hay là không có lòng hiếu thảo.

Tăng Tử đã nói rằng “Khi hiếu tử phụng dưỡng cha mẹ già thì phải làm cho tấm lòng cha mẹ vui mừng, không trái ý của cha mẹ, làm cho mắt và tai của cha mẹ vui vẻ, làm cho cha mẹ được thoải mái khi ngủ và nấu cơm cho cha mẹ một cách đầy chân thành. Vì lý do này chúng ta phải yêu những điều mà cha mẹ yêu, và phải kính trọng những điều mà cha mẹ kính trọng.” Hơn nữa, Trang Tử nói rằng “Hiếu thảo bằng tấm lòng tôn trọng cha mẹ là dễ nhưng hiếu thảo bằng tấm lòng yêu thương cha mẹ là khó.” Hạt nhân hiếu thảo có trong tấm lòng yêu thương cha mẹ, tức là “lòng hiếu thảo (孝心)”. Khi yêu thì có quan tâm, và có quan tâm thì có thể biết rằng cha mẹ cần thiết cái gì, làm thể nào thì có thể làm cho hài lòng. Dù con cái yêu cha mẹ đến đâu chăng nữa nhưng so với cha mẹ yêu con cái thì không thể nào bằng dù chỉ là một chút, nên khi con cái yêu cha mẹ thì phải yêu không tiếc.

Trong khuyến hiếu ca đã giới thiệu ở đoạn trên có nội dung này. “Đừng hối hận sau khi cha mẹ qua đời, nhưng nếu hiếu thảo khi cha mẹ còn sống thì trên trời sẽ ban phước và được con cái hiếu thảo với mình.” Không có người nào không biết rằng phải hiếu thảo khi cha mẹ sống, nhưng sau khi cha mẹ qua đời thì mới cảm thấy thấm vào xương tủy. Cha mẹ qua đời thì kẻ bất hiếu thành người con có hiếu.

Ai có thể chăm sóc và chịu sự vất vả đến nỗi mòn đầu ngón tay và chân. Nếu không có tình yêu thương ấy thì làm sao chúng ta có thể sống cho đến giờ này? Bây giờ tới phiên chúng ta phải đáp lại tình yêu thương ấy. Trước khi ngày không thể đáp lại đến.