Về thờ phượng

37,300 lượt xem

Thờ phượng là nghi thức bày tỏ ra sự tôn kính của chúng ta đối với Ðức Chúa Trời bởi lòng khiêm tốn tự hạ mình xuống, bằng cách dâng lên cầu nguyện và tán dương để tôn vinh và cảm tạ tình yêu thương cao cả của Đức Chúa Trời – Ðấng tha tội chúng ta mà không đòi giá, ban sự cứu rỗi và sự sống đời đời cho chúng ta là những kẻ vốn không tránh khỏi cái chết đời đời, và dẫn chúng ta đến Nước Thiên Ðàng.

Thế thì chúng ta phải thờ phượng khi nào? Ngày thờ phượng Đức Chúa Trời là như sau.

Thứ nhất, phải thờ phượng vào ngày Sabát.

Ngày Sabát là ngày kỷ niệm quyền năng của Đấng Sáng Tạo. Bởi giữ ngày Sabát, chúng ta xác minh lại sự thật rằng Ðức Chúa Trời sáng tạo ra trời đất và muôn vật; ngợi khen quyền năng đáng ngạc nhiên ấy của Đức Chúa Trời, và dâng thờ phượng một cách chí thánh lên Đức Chúa Trời, nhờ đó chúng ta được ban phước lành dồi dào dư dật của ngày Sabát mà Ngài đã sắm sẵn.

Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Ðức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi. Sáng Thế Ký 2:1-3

Ngày Sabát theo Kinh Thánh là Thứ Bảy, cho nên thờ phượng ngày Sabát phải được cử hành nhằm Thứ Bảy. Ngoài ra, còn thờ phượng Ngày Thứ Ba được cử hành nhằm Thứ Ba (Dân Số Ký 19:1-22).

Thứ hai, phải thờ phượng nhằm các kỳ lễ trọng thể.

Ở thời đại Cựu Ước, nhằm ngày Sabát và các kỳ lễ trọng thể, thờ phượng chuộc tội dân sự được cử hành bằng hy sinh của con chiên hay con dê làm của lễ. Mọi của lễ này đều là chế độ bày tỏ ra lời tiên tri trước về sự việc xảy ra vào thời đại Tân Ước rằng Ðấng Christ sẽ hy sinh vì tội lỗi chúng ta. Dù chịu chết thay cho người làm việc công bình cũng là không dễ dàng, nhưng Ðấng Christ lại hy sinh thay vì tội lỗi chúng ta khi chúng ta còn là tội nhân (Rôma 5:6-11). Thờ phượng chứa đựng sự ban ơn lớn lao như vậy chính là thờ phượng lễ trọng thể. Thờ phượng lễ trọng thể chứa đựng ý nghĩa cảm tạ hy sinh và tình yêu thương của Đấng Christ đã đổ huyết trên thập tự giá mà qua đời vì chúng ta, là những kẻ chẳng ra gì, và bày tỏ lòng kính trọng Đức Chúa Trời bằng cách hạ thấp bản thân chúng ta xuống.

Mỗi lễ trọng thể đều có ý nghĩa tiên tri riêng của nó, và trong đó chứa đựng sự sắp đặt cứu chuộc của Đức Chúa Trời nữa. Các lễ trọng thể mà chúng ta phải giữ là Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Phục Sinh (Lễ Trái Ðầu Mùa), Lễ Ngũ Tuần (Lễ Bảy Tuần Lễ), Lễ Kèn Thổi, Ðại Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm (Lêvi Ký 1-38).

Ðức Chúa Trời đang tìm kiếm những người thờ phượng Ngài bằng tâm thần và lẽ thật, và Ngài hứa ban phước cho họ. Phải cảm tạ tình yêu thương và ân huệ cao cả của Đức Chúa Trời – Đấng đã làm cho chúng ta quay lại khỏi con đường sự chết, và phải thờ phượng bằng tấm lòng khẩn thiết, hết lòng, hết ý, hết sức, cho đến đỗi hết linh hồn.

Vấn đề phải suy nghĩ
Ý nghĩa thờ phượng là gì?
Trong thờ phượng chúng ta phải dâng lên Đức Chúa Trời, có thờ phượng nào?