​Raháp và con quái vật

3332 Xem

“… Há chẳng phải Ngài là Đấng đã phân thây Raháp và đâm con quái vật lớn sao? Há chẳng phải Ngài là Đấng đã làm cạn biển, tắt nước vực lớn, làm cho biển sâu ra một con đường, hầu cho dân đã được chuộc đi qua sao?” Êsai 51:9

Chúng ta hãy học về con quái vật và Raháp mà Đức Chúa Trời đã phân thây trong quá khứ và cũng sẽ phân thây nó nữa vào những ngày sau rốt.

“Raháp” tại đây không phải là người kỵ nữ Raháp mà đã giấu hai người do thám được cử đến bởi Giôsuê để do thám xứ Canaan.

“Raháp (רהב)” là tên tiếng Hêbơrơ của con quái vật biển trong một thần thoại cổ đại, và chuyện kể rằng Raháp đã phải đầu hàng các thần. Nguồn gốc của cái tên này xuất phát từ một từ Hêbơrơ là “Rahhab (רהב)”, có nghĩa là “thô lỗ, ồn ào và kiêu ngạo”. Con quái vật biển “Raháp” biểu tượng cho nước Êdíptô đã bắt giữ người dân Ysơraên làm nô lệ và đã bị làm hại bởi mười tai vạ.

Khi vương quốc Giuđa bị đe dọa bởi nước Asiri, người Giuđa trông cậy vào Êdíptô, chứ không phải vào Đức Chúa Trời. Khi ấy, Đức Chúa Trời đã phán rằng:

“… sự cứu giúp của người Êdíptô chẳng qua là hư không vô ích, nên ta đặt tên nó là Raháp (quái vật biển), ngồi yên chẳng động.” Êsai 30:7

Con quái vật trong lời “đâm con quái vật lớn” là “Tanin” trong tiếng Hêbơrơ, được dịch là “con rắn, con rồng và quái vật”.

Đức Chúa Trời khiến cho người Êdíptô run rẩy và giải phóng người dân Ysơraên qua việc giáng xuống mười tai vạ, và chôn quân đội Êdíptô trong Biển Đỏ khi chúng đi vào giữa Biển Đỏ để đuổi theo người dân Ysơraên. Đấng tiên tri Êsai đã mô tả những sự này như là việc Đức Chúa Trời đã phân thây Raháp (quái vật biển). Trong sự ghi chép này, Đức Chúa Trời đã so sánh sự đầu hàng của Pharaôn, kẻ cầm quyền Êdíptô, như là sự bị phân thây của con quái vật.

Thực chất, Raháp và con quái vật biểu tượng cho cùng một điều. Trước hết, Raháp hay con quái vật biểu tượng cho Êdíptô và sự cai trị của chúng. Trong suốt thời đại xâm chiếm của Babylôn, nó biểu tượng cho vua Babylôn. Thứ hai, nó biểu tượng cho Satan là chúa của thế gian tội ác này. “Loài cá” lớn mà Đức Chúa Trời đã tạo nên vào ngày thứ năm (Sáng Thế Ký 1:21), cũng là sự giải thích về Tanin (quái vật, quái thú). Thế nên, con thú mà lên từ biển trong giai đoạn tiên tri của ngày thứ năm, đã nhận quyền phép từ con rồng và cai trị các hội thánh trong 1260 năm.

Con quái vật biển hay con rồng biểu tượng cho ma quỉ, kẻ cầm quyền thế gian này (biển). Nên các sách Đaniên và Khải Huyền cho biết rằng con thú mà nói phạm đến Đức Chúa Trời lên từ biển. Đức Chúa Trời Êlôhim là Đấng sẽ đem sự phán xét đến trên ma quỉ, kẻ cầm quyền tạm thời của thế gian này (biển), và sẽ quăng nó vào hồ lửa, và sẽ phân thây Raháp, đâm xuyên con quái vật. Đức Chúa Trời Êlôhim sẽ xuất hiện vào những ngày sau rốt để cứu rỗi chúng ta. Chúng ta hãy hát tán dương và dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời Êlôhim, Đấng Cứu Chúa của thời đại này, Đấng sẽ mang sự đoán phạt đến trên ma quỉ, kẻ cầm quyền tạm thời của thế gian này, quăng nó vào lò lửa, và dẫn dắt chúng ta về Nước Thiên Đàng.